Ai có thẩm quyền ký kết hợp đồng trong công ty?

Công ty tôi là công ty TNHH 2 thành viên trở lên có ký hợp đồng mua bán hàng hóa với Công ty cổ phần. Người trực tiếp ký hợp đồng là giám đốc của Công ty cổ phẩn nhưng lại không phải là người đại diện theo pháp luật của công ty đó. Khi ký hợp đồng cũng không có giấy ủy quyền. Luật sư cho chúng tôi hỏi, trong trường hợp trên, vị Giám đốc kia có thẩm quyền ký kết hợp đồng hay không?
Về câu hỏi liên quan đến thẩm quyền ký kết hợp đồng, Công ty Luật Tân Hoàng Invest  tư vấn pháp luật hợp đồng sẽ giải đáp như sau:
  • Khi ký kết hợp đồng, có rất nhiều vấn đề cần lưu ý để tránh rủi ro pháp lý. Một vấn đề vô cùng quan trọng là thẩm quyền ký kết hợp đồng. Trên thực tế cho thấy rất nhiều Công ty khi ký kết Hợp đồng thường không để ý đến thẩm quyền ký kết hợp đồng, đến lúc có tranh chấp phát sinh, đối tác thường viện dẫn người ký kết hợp đồng không đúng thẩm quyền để không chịu trách nhiệm. Do đó phía thiệt thòi vẫn chính là chúng ta. Do đó khi ký kết hợp đồng việc quan trọng đầu tiên là nên chú trọng kiểm tra thẩm quyền ký kết hợp đồng đã đúng quy định của pháp luật chưa.
1. Thẩm quyền ký kết hợp đồng trong công ty
  • Để tìm hiều về thẩm quyền ký kết hợp đồng, đầu tiên phải nắm rõ năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân:
  • Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự.
  • Đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền.
  • Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập nhân danh pháp nhân.
  • Do đó người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể thay thế cho pháp nhân giao kết hợp đồng hoặc người không phải là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân nhưng được ủy quyền vẫn có thể thay cho pháp nhân ký kết hợp đồng.
2. Các trường hợp  người ký kết hợp đồng không đủ thẩm quyền ký kết hợp đồng theo quy định của pháp luật
  • Người ký tuy là đại diện theo pháp luật nhưng không có thẩm quyền ký kết hợp đồng: Trường hợp này thì theo quy định của pháp luật hoặc Điều lệ công ty thì người đại diện theo pháp luật của Công ty trước khi ký kết hợp đồng phải có sự chấp thuận của Hội đồng thành viên công ty TNHH hoặc đối với công ty Cổ phần là Đại hội đồng cổ đông hay hội đồng quản trị. Nếu không có sự chấp thuận và thông qua này, người đại diện theo pháp luật của công ty không được thay mặt công ty ký kết hợp đồng.
  • Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, có một số trường hợp người đại diện theo pháp luật của công ty không được ký kết hợp đồng nếu không đáp ứng được một số điều kiện như sau:
  • Nếu không có sự thông qua của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị Công ty cổ phần thì đại diện theo pháp luật của công ty không được bán, vay, cho vay tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất hoặc Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác. Người đại diện theo pháp luật của Công ty cũng không được giao kết hợp đồng với cổ đông, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông của công ty và những người liên quan đến những người này, thành viên của Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người có liên quan
  • Người ký kết không phải là người đại diện theo pháp luật của Công ty và không có ủy quyền hợp lệ.
  • Người ký kết hợp đồng không phải là người đại diện theo pháp luật của Công ty, có ủy quyền ký kết hợp đồng hợp lệ nhưng khi ký kết hợp đồng đã vượt quá phạm vi được ủy quyền.
3. Hậu quả của việc ký kết hợp đồng không đúng thẩm quyền
  • Hợp đồng ký kết không đúng thầm quyền thì sẽ dẫn đến hợp đồng vô hiệu toàn bộ, hợp đồng sẽ không có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết:
  • Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng tiền thì hoàn trả bằng hiện vật trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác
  • Bên còn lại có quyền đòi bồi thường thiệt hại do hợp đồng vô hiệu trong trường hợp người ký hợp đồng không đủ thẩm quyền.
4. Giải quyết hậu quả
  • Tùy từng trường hợp mà người ký vào hợp đồng hoặc doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm đối với hợp đồng được ký không đúng thẩm quyền. Theo quy định của Điều 142 Bộ Luật Dân sự 2015, hợp đồng do người không có quyền đại diện ký kết không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp
  • Người được đại diện đã công nhận hợp đồng đó
  • Người được đại diện biết mà không phản đối về việc ký hợp đồng sai thẩm quyền trong một thời hạn hợp lý.
  • Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết được việc mình ký kết hợp đồng là không đúng thẩm quyền.
  • Trong tất cả các trường hợp ngoại trừ ba trường hợp trên, người ký kết hợp đồng không đúng thẩm quyền vẫn phải chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng mình đã ký.
  • Doanh nghiệp phải ký hợp đồng với người ký không đúng thẩm quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và bồi thường thiệt hại trừ trường hợp doanh nghiệp này đã biết hoặc buộc phải biết nhưng vẫn ký kết hợp đồng.
  • Do đó trong trường hợp của Công ty bạn, Công ty có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Còn quy trách nhiệm cho công ty hay người ký kết thì còn phụ thuộc vào các vấn đề như đã phân tích ở trên.
5. Cách phòng ngừa rủi ro pháp lý đối với trường hợp ký kết hợp đồng không đúng thẩm quyền:
  • Trước khi ký kết hợp đồng:
  • Kiểm tra trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Điều lệ công ty để xác định được người đại diện theo pháp luật của công ty
  • Trường hợp người ký kết hợp đồng là đại diện theo pháp luật của Công ty thì phải xem xét đến trường hợp có phải cần sự thông qua của Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị không.
  • Trường hợp không phải là đại diện theo pháp luật thì phải có ủy quyền hợp pháp của người có thẩm quyền. Phải kiểm tra thời hạn, phạm vi và nội dung ủy quyền để xác định thẩm quyền của người ký kết.
  • Trường hợp đã ký kết hợp đồng với người không có thẩm quyền:
  • Để bắt doanh nghiệp phải bồi thường thiệt hại thì chỉ có cách chứng minh là doanh nghiệp đó công nhận việc ký kết hợp đồng không đúng thẩm quyền, đã biết việc ký kết không đúng thẩm quyền nhưng không phản đối hoặc doanh nghiệp có lỗi dẫn đến người ký kết hợp đồng không biết mình đang ký kết hợp đồng không đúng thẩm quyền.

Trên đây là phần tư vấn hợp của chúng tôi đối với câu hỏi của bạn. Nếu có thắc mắc gì bạn có thể liên hệ trực tiếp cho công ty Luật Tân Hoàng Invest chúng tôi

Banner footer