Trả lời: Chào bạn, Mỗi loại hình công ty lại có những ưu nhược điểm riêng, cụ thể:
Công ty TNHH: Có thể lựa chọn 1 thành viên hoặc hai thành viên trở lên. Với các chức danh là chủ tịch Công ty, chủ tịch hội đồng thành viên và Giám đốc/ tổng giám đốc. Người đứng đầu tổ chức là chủ sở hữu công ty hoặc hội đồng thành viên.
– Ưu điểm: người góp vốn thường đồng thời là người quản lý doanh nghiệp. Các thành viên thường có sự quan hệ khá thân thiết.
– Nhược điểm: Việc huy động vốn bị hạn chế do không phát hành được cổ phiếu. Chuyển nhượng vốn cho bên ngoài phải được sự đồng ý của các thành viên còn lại. Khi thay đổi thành viên, phải đăng ký thay đổi với Sở KH&ĐT.
Công ty Cổ phần: Cần ít nhất 3 cổ đông. Có cơ cấu tổ chức với các chức danh: Chủ tịch hội đồng quản trị, Giám đốc/ tổng giám đốc. Người đứng đầu tổ chức là Hội đồng cổ đông.
– Ưu điểm: Cổ đông có thể chuyển nhượng cổ phần tự do cho người ngoài sau 3 năm. Thông tin Cổ đông trên giấy đăng ký kinh doanh được che thông tin. Có thể huy động vốn theo hình thức chào bán cổ phần riêng lẻ.
Thường các tập đoàn lớn được tổ chức dưới hình thức Công ty cổ phần.
– Nhược điểm: Ưu điểm của Công ty CP đôi khi lại là nhược điểm khi so sánh với Công ty TNHH.
Đánh giá: Nhìn chung, đối với những doanh nghiệp nhỏ, thì loại hình TNHH hay CP chỉ khác nhau về tên gọi, không có sự khác nhau về quá trình tổ chức, vận hành và các chi phí hoạt động. Công ty TNHH có thể chuyển đổi thành Công ty CP sau này với thời gian chỉ 05 ngày.
Khách hàng nên cân nhắc về số lượng thành viên, và hình thức loại của các công ty trong ngành của mình để lựa chọn loại hình phù hợp.
Bài viết liên quan khác
TÔI CÓ THỂ ĐỨNG TÊN GIÁM ĐỐC NHIỀU CÔNG TY KHÔNG?
MỨC VỐN ĐIỀU LỆ NÊN ĐỂ BAO NHIÊU?
TÔI CẦN LƯU Ý GÌ SAU KHI MỞ CÔNG TY?