Bảo vệ thương hiệu bằng cách nào?

Thương hiệu của một công ty là dấu hiệu rõ ràng nhất để cách hang hình dung ra chất lượng sản phẩm, dịch vụ khi nhắc đến. Trong thời đại các trang mạng xã hội phát triển như hiện nay. Các sản phẩm dịch vụ bị nhái thương hiệu ngày một nhiều. Vậy bảo vệ thương hiệu bằng cách nào? Căn cứ pháp lý nào để xác định quyền quyền hợp pháp đối với một thương hiệu?

Dưới đây xin mời độc giả hãy cùng Công ty Luật TNHH Tân Hoàng Invest phân tích làm rõ.

Thương hiệu quán là gì?

1. THƯƠNG HIỆU LÀ GÌ?

  • Hiện nay quy định của pháp luật chưa có quy định về khái niệm “thương hiệu”. Tuy nhiên cụm từ “thương hiệu” thường xuyên được các khách hàng biết đến hơn là cụm “nhãn hiệu”.
  • Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ: “A brand is a name, term, design, symbol, or any other feature that identifies one seller’s good or service as distinct from those of other sellers”

Tạm dịch:

  • Một thương hiệu là một cái tên, một thuật ngữ, một thiết kế, ký hiệu hoặc bất cứ thứ gì khác để phân biệt hàng hóa / dịch vụ của những người bán khác nhau.

“THƯƠNG HIỆU” VÀ “NHÃN HIỆU”

Thương hiệu và nhãn hiệu
Thương hiệu và nhãn hiệu

Theo Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO). Mặc dù thuật ngữ “thương hiệu” đôi khi được sử dụng như một từ đồng nghĩa của “nhãn hiệu” trong lĩnh vực thương mại, nhưng nó thường được sử dụng theo nghĩa rộng hơn bao gồm sự kết hợp của các yếu tố hữu hình và vô hình, chẳng hạn như một nhãn hiệu, một thiết kế, biểu tượng, hình ảnh thương mại, khái niệm, ảnh và danh tiếng mà các yếu tố đó liên quan tới các sản phẩm dịch vụ cụ thể.

Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2022 quy định:

  • “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”
  • Như vậy theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, để bảo hộ thương hiệu, các cá nhân tổ chức có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
  • Một nhãn hiệu khi được cấp văn bằng bảo hộ cho nhóm sản phẩm dịch vụ nào sẽ có giá trị chứng minh quyền của chủ thể đối với nhãn hiệu đó cho nhóm sản phẩm dịch vụ đã đăng ký.

2. LỢI ÍCH CỦA VIỆC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU

  • Trước tiên, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu giúp các cá nhân tổ chức có căn cứ bảo vệ thương hiệu, danh tiếng của sản phẩm, dịch vụ mình cung cấp.
  • Khi nhãn hiệu gắn liền với sản phẩm dịch vụ của cá nhân tổ chức được cấp văn bằng bảo hộ, cá nhân tổ chức đó có quyền các bên sử dụng nhãn hiệu tương tự, gây nhầm lẫn, làm nhái ngừng việc sử dụng nhãn hiệu đó lại. Trong trường hợp có thiệt hại, bên đã được cấp văn bằng bảo hộ có thể yêu cầu các bên xâm phạm lợi ích hợp pháp bồi thường thiệt hại.
  • Tương tự, có những nhãn hiệu đã được gắn với sản phẩm dịch vụ nhưng không nổi tiếng, không công bố rộng rãi sẽ rất khó để chứng minh quyền đối với nhãn hiệu khi có tranh chấp xảy ra.
  • Nhãn hiệu được các cá nhân, tổ chức treo biển, dán lên các sản phẩm dịch vụ hoặc gắn kèm hóa đơn điện tử,.. là dấu hiệu để khách hàng phân biệt sản phẩm dịch vụ này với sản phẩm dịch vụ khác một cách dễ dàng hơn. Từ đó nâng tầm thương hiệu của sản phẩm dịch vụ

3. ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU

Để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cần làm những bước sau

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gửi đến Cục sở hữu trí tuệ.

Bước 2: Cục SHTT Tiếp nhận đơn

Bước 3: Thẩm định hình thức đơn.

Bước 4: Công bố đơn

Bước 5: Thẩm định nội dung đơn

Bước 6: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ:

4. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu gồm những gì?
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu gồm những gì?

Thành phần hồ sơ:

  • 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu. Danh mục các hàng hoá/dịch vụ trong tờ khai phải được phân  nhóm phù hợp với bảng phân loại quốc tế về hàng hoá, dịch vụ (theo Thoả ước Nice lần thứ 11) (quý khách hàng cần tư vấn hỗ trợ hãy liên hệ với chuyên viên Công ty Luật TNHH Tân Hoàng Invest để được hỗ trợ – 0965.310.988 – 0982.974.498)
  • 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc. Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ);
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:

  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;
  • Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
  • Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
  • Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
  • Các tài liệu khác (nếu có)
  1. Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
  2. Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);
  3. Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;
  4. Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
  5. Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

* Thời gian thẩm định hồ sơ trên thực tế:

Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký nhãn hiệu được xem xét theo trình tự sau:

  • Thẩm định hình thức: 2-3 tháng
  • Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ
  • Thẩm định nội dung: khoảng 9 tháng đến hơn 1 năm kể từ ngày công bố đơn.

5. DỊCH VỤ BẢO HỘ NHÃN HIỆU TẠI TÂN HOÀNG INVEST

Là công ty Luật có kinh nghiệm 11 năm trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ nói chung và lĩnh vực bảo hộ nhãn hiệu nói riêng chúng tôi tự tin là một trong những đơn vị tận tâm và chuyên nghiệp với các công việc của khách hàng. Lí do khách hàng nên lựa chọn Công ty Luật TNHH Tân Hoàng Invest:

  • Luật sư và chuyên viên trực tiếp tiếp nhận thông tin và tư vấn.
  • Rõ ràng về các chi phí và không phát sinh them
  • Tra cứu sơ bộ miễn phí, đánh giá kĩ và khách quan đối với nhãn hiệu đồng thời đưa ra gợi ý để tang khả năng bảo hộ
  • Theo dõi và cập nhật tình trạng hồ sơ thường xuyên
  • Hỗ trợ tư vấn ngay cả khi đã có kết quả.
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật TNHH Tân Hoàng Invest về cách bảo hộ thương hiệu cho các cá nhân tổ chức và thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Quý khách hàng có vấn đề khúc mắc cần được tư vấn hoặc có nhu cầu thực hiện thủ tục bảo hộ nhãn hiệu hãy liên hệ để được hỗ trợ tận tâm.

Banner footer