CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC XÂY DỰNG HẠNG III

Để đảm bảo cho các công trình xây dựng đảm bảo được chất lượng, việc kiểm soát các tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan đến công trình xây dựng là cần thiết. Theo quy định của pháp luật hiện nay, chứng chỉ năng lực xây dựng là điều kiện cần và đủ để thực hiện các công trình xây dựng. Vậy xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng III thế nào? Hãy cùng Công ty Luật Tân Hoàng Invest tìm hiểu dưới đây.

1. Chứng chỉ năng lực xây dựng là gì?

Theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP có nêu rõ tại điều 83. Tất cả các doanh nghiệp khi tham gia hoạt động xây dựng đều phải có chứng chỉ năng lực xây dựng.

“ Chứng chỉ năng lực xây dựng là bản đánh giá năng lực của Bộ Xây Dựng, Sở Xây dựng với các tổ chức, đơn vị tham gia vào hoạt động xây dựng. Theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP thì Bộ xây dựng là cơ quan có thẩm quyền duy nhât cấp chứng chỉ năng lực hạng I. Sở xây dựng các tỉnh cấp chứng chỉ năng lực xây dựng Hạng 2 và Hạng 3. Ngoài ra, chứng chỉ này sẽ nêu điều kiện, quyền hạn của tổ chức, đơn vị tham gia hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam. Chứng chỉ năng lực xây dựng có thời hạn sử dụng là 10 năm kể từ ngày được cấp.”

Như vậy, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là sự công nhận hợp pháp của chính phủ về năng lực thi công, giám sát, quản lý của các doanh nghiệp, tổ chức trong lĩnh vực này. Nó là cách thể hiện trình độ chuyên môn, thế mạnh của các công ty trước khách hàng của mình. Đồng thời, nó giúp bạn có thể tránh các rắc rối về thủ tục pháp lý khi vận hành, quản lý, thi công công trình.

Chứng chỉ năng lực xây dựng là gì?
Chứng chỉ năng lực xây dựng là gì?

2. Đơn Vị Cần Xin Chứng Chỉ Năng Lực Xây Dựng

Căn cứ nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định các đơn vị sau đây cần xin chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng:

  • Khảo sát xây dựng: Khảo sát địa chất, khảo sát địa hình, công trình địa chất thủy văn.
  • Thiết kế – thẩm tra thiết kế: Thiết kế xây dựng công trình dân dụng, thiết kế công trình giao thông, thiết kế công trình xây dựng công nghiệp, thiết kế công trình hạ tầng kỹ thuật, thiết kế công trình điện – cơ điện, thiết kế công trình nông nghiệp phát triển nông thôn, thiết kế công trình cấp thoát nước.
  • Lập quy hoạch xây dựng.
  • Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng.
  • Quản lý các dự án đầu tư xây dựng.
  • Giám sát thi công công trình xây dựng: Giám sát lắp đặt thiết bị công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, giám sát lắp đặt thiết bị công nghệ.
  • Quản lý, thẩm tra chi phí đầu tư xây dựng.
  • Kiểm định xây dựng.
  • Thi công xây dựng công trình.

Các công trình cần chứng chỉ năng lực hạng 3

STT Công trình giáo dục, đào tạo Công trình cấp III (Yêu cầu chứng chỉ Hạng 3)
1 1 Nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non Mọi hình thức
2 2 Trường tiểu học Tổng số học sinh toàn trường < 700
3 3 Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học Tổng số học sinh toàn trường < 1.350
4 4 Trường đại học, trường cao đẳng; trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề, trường công nhân kỹ thuật, trường nghiệp vụ Tổng số sinh viên toàn trường < 5.000
5 Công trình y tế
6 1 Bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa từ trung ương đến địa phương (Bệnh viện trung ương không thấp hơn cấp I) Tổng số giường bệnh lưu trú < 250
7 2 Trung tâm thí nghiệm an toàn sinh học (Cấp độ an toàn sinh học xác định theo quy định của ngành y tế) ATSH cấp độ 1 và cấp độ 2
8 Công trình thể thao
9 1 Sân vận động, sân thi đấu các môn thể thao ngoài trời có khán đài (Sân vận động quốc gia, sân thi đấu quốc gia không nhỏ hơn cấp I) Sức chứa của khán đài (nghìn chỗ) < 5
10 2 Nhà thi đấu, tập luyện các môn thể thao có khán đài (Nhà thi đấu thể thao quốc gia không nhỏ hơn cấp I) Sức chứa của khán đài (nghìn chỗ) <2
11 3 Sân gôn số lỗ <18
12 4 Bể bơi, sân thể thao ngoài trời Đạt chuẩn thi đấu thể thao cấp quốc gia
13 Công trình văn hóa
14 1 Trung tâm hội nghị, nhà văn hóa, câu lạc bộ, vũ trường và các công trình văn hóa tập trung đông người khác (Trung tâm hội nghị quốc gia không nhỏ hơn cấp I) Tổng sức chứa (nghìn người) ≤ 0,3
15 2 Nhà hát, rạp chiếu phim, rạp xiếc Tổng sức chứa (nghìn người) ≤ 0,3
16 3 Bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày Mức độ quan trọng
17 4 Chợ Số điểm kinh doanh ≤ 400
18 5 Công trình tôn giáo Mức độ quan trọng Cấp III với mọi quy mô
19 6 Trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội Mức độ quan trọng Trụ sở làm việc của Đảng ủy, HĐND, UBND cấp xã; Chi cục và cấp tương đương; Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân cấp huyện
20 Phân cấp công trình theo mục đích
21 Công trình sản xuất vật liệu xây dựng, sản phẩm xây dựng
22 Khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng (đá vôi xi măng, đất sét xi măng, phụ gia xi măng, cao lanh, fenspat, đất sét chịu lửa, đất sét trắng, cát trắng, đôlômit, đá làm ốp lát, đá vôi làm vôi, đá xây dựng, các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng khác)
23 b) Công trình không sử dụng vật liệu nổ TCS (triệu m3 sản phẩm/năm)<1
24 Nhà máy sản xuất sản phẩm, cấu kiện bê tông thông thường; nhà máy sản xuất gạch bê tông TCS (nghìn m3 thành phẩm/năm) ≤ 150
25 Nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông ly tâm, cấu kiện bê tông ứng lực trước, tấm tường bê tông rỗng đúc sẵn TCS (nghìn m3 thành phẩm/năm) <30
26 Nhà máy sản xuất gạch bê tông nhẹ, tấm tường sử dụng bê tông nhẹ TCS (nghìn m3 thành phẩm/năm)<100
27 Nhà máy sản xuất gạch, ngói đất sét nung  TCS (triệu viên gạch QTC/năm) < 20
28 Nhà máy sản xuất sản phẩm ốp, lát TCS (triệu sản phẩm/năm)<0.3
29 a) Nhà máy sản xuất gạch gốm ốp lát TCS (triệu m2 sản phẩm/năm)< 3
30 b) Nhà máy sản xuất đá ốp lát nhân tạo TCS (triệu m2 sản phẩm/năm)< 0.5
31 c) Nhà máy sản xuất đá ốp lát tự nhiên TCS (triệu m2 sản phẩm/năm)< 0.1
32 Nhà máy sản xuất sứ vệ sinh TCS (triệu sản phẩm/năm) <0.3
33 Nhà máy sản xuất kính xây dựng TCS (triệu m2 sản phẩm/năm)<20
34 Nhà máy sản xuất sản phẩm từ kính (kính tôi, kính hộp, kính nhiều lớp…) TCS (triệu m2 sản phẩm/năm)<0.2
35 Nhà máy sản xuất vôi công nghiệp và các sản phẩm sau vôi TCS (triệu tấn sản phẩm/năm)< 0,1
36 Nhà máy sản xuất vật liệu chịu lửa TCS (nghìn tấn sản phẩm/năm<5
37 Nhà máy sản xuất tẩm lợp xi măng cốt sợi TCS (triệu m2 sản phẩm/năm)<0,3
38 Nhà máy sản xuất vữa khô TCS (triệu tấn sản phẩm/năm)<0,3
39 Nhà máy sản xuất tấm thạch cao TCS (triệu m2 sản phẩm/năm)<10

Các loại chứng chỉ năng lực xây dựng hạng III

  • Chứng chỉ năng lực giám sát thi công xây dựng Hạng 3
  • Chứng chỉ năng lực giám sát đường dây trạm biến áp Hạng 3
  • Chứng chỉ năng lực giám sát giao thông Hạng 3
  • Chứng chỉ năng lực giám sát thi công xây dựng Hạng 3
  • Chứng chỉ năng lực thiết kế thẩm tra dự án Hạng 3
  • Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng khảo sát địa chất Hạng 3
  • Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng Khảo sát địa hình Hạng 3
  • Chứng chỉ năng lực quản lý dự án Hạng 3
  • Chứng chỉ năng lực thiết kế cơ điện Hạng 3
  • Chứng chỉ năng lực thiết kế đường dây trạm biến áp Hạng 3……

Một doanh nghiệp có thể xin nhiều lĩnh vực trên cùng một chứng chỉ tùy theo quy mô cũng như yêu cầu của doanh nghiệp. Cũng có một số doanh nghiệp chỉ xin một lĩnh vực như lĩnh vực giám sát, thi công, thiết kế hay quản lý dự án.

3. Hồ sơ xin cấp Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng

Hồ sơ xin chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng Hạng III bao gồm những giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo mẫu tại Nghị định 15/2021/NĐ-CP
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/thành lập tổ chức
  • Chứng chỉ năng lực (Đối với tổ chức đã được cấp chứng chỉ năng lực)
  • Chứng chỉ hành nghề đối với cán bộ chủ chốt, Văn bằng, chứng chỉ đối với cán bộ chuyên môn, cán bộ phụ trách

Tất cả các giấy tờ trên phải là bản sao công chứng. Theo quy định tại Nghị định 15/2021/NĐ-CP, đối với nhân sự với từng loại chứng chỉ, như sau:

Đối với tổ chức khảo sát khi xin chứng chỉ năng lực hạng III:

  • Có phòng thí nghiệm hoặc có văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm với phòng thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng được công nhận theo quy định;
  • Có máy móc, thiết bị hoặc có khả năng huy động máy móc, thiết bị phục vụ công việc khảo sát của lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực.
  • Nhân sự chủ chốt:Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực
  • Nhân sự chuyên môn:Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực
  • Kinh nghiệm hoạt động (Hợp đồng + Biên bản nghiệm thu): Không yêu cầu

Đối với tổ chức lập quy hoạch, quy hoạch xây dựng, tư vấn quy hoạch hạng III

  • Nhân sự: Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì các bộ môn kiến trúc – quy hoạch, kinh tế đô thị và các chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật khác của đồ án quy hoạch có chứng chỉ hành nghề từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận.
  • Hợp đồng + Biên bản nghiệm thu: Không yêu cầu
  • Đối với tổ chức thiết kế xây dựng công trình hạng III
  • Cán bộ chủ chốt: Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì các bộ môn thiết kế có chứng chỉ hành nghề từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận
  • Cán bộ chuyên môn:Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực hạng III
  • Hợp đồng kinh tế: Không yêu cầu

Đối với tổ chức tư vấn quản lý dự án hạng III

– Nhân sự:

  • Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án từ hạng III trở lên phù hợp với loại dự án đăng ký cấp chứng chỉ năng lực
  • Cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề từ hạng III trở lên phù hợp với công việc đảm nhận
  • Cá nhân tham gia thực hiện quản lý dự án có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận và loại dự án đăng ký cấp chứng chỉ năng lực
  • Hợp đồng kinh tế: Không yêu cầu

Đối với tổ chức thi công xây dựng công trình hạng III

  • Có khả năng huy động đủ số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng công trình phù hợp với công việc tham gia đảm nhận
  • Nhân sự chủ chốt: Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đủ điều kiện là chỉ huy trưởng công trường từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận
  • Cán bộ phụ trách: Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận
  • Công nhân: Công nhân kỹ thuật phụ trách các công việc thi công có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực hạng III
  • Kinh nghiệm: Không yêu cầu

Đối với tổ chức giám sát thi công hạng III

  • Cán bộ chủ chốt: Cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng từ hạng III trở lên, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực hạng III
  • Kinh nghiệm: Không yêu cầu
Banner footer