Công ty niêm yết chính là công ty đại chúng hiện đang sở hữu cổ phiếu được mua và bán rộng rãi trên thị trường chứng khoán. Vì thế mà các nhà đầu tư cần nắm rõ những thông tin về loại công ty niêm yết này trước khi đưa ra quyết định cuối cùng của mình. Liệu ưu và nhược điểm khi thành lập công của công ty niêm yết là gì? Những thủ tục để đăng ký công ty niêm yết ra sao? Nếu vẫn chưa có câu trả lời, hãy cùng Luật Tân Hoàng tìm hiểu ngay thông tin chi tiết trong bài viết sau đây nhé!
1. Công ty niêm yết là gì?
- Công ty niêm yết được xem là một công ty công cộng, trong công ty sở hữu số cổ phiếu được phép mua và bán rộng rãi trên các thị trường chứng khoán. Đây chính là một hình thức phát triển mới mẻ và cao nhất của một công ty. Lý do là vì sau khi đã trở thành công ty niêm yết, thì công ty này sẽ phải chịu sự quản lý chặt chẽ đến từ cơ quan nhà nước.
- Bên cạnh đó, công ty còn phải đảm bảo sự minh bạch, rõ ràng trong việc công bố các thông tin cũng như nguyên tắc phát hành những loại chứng khoán dùng cho việc huy động vốn. Vì thế mà mọi công ty đều hướng đến trở thành công ty niêm yết chính để năng cao khả năng huy động vốn của mình trên thị trường chứng khoán.
- Căn cứ theo quy định tại Khoản 24 Điều 4 trong Luật chứng khoán 2019: “Niêm yết chứng khoán là việc đưa chứng khoán có đủ điều kiện niêm yết vào giao dịch trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán niêm yết.”
Định nghĩa chi tiết công ty niêm yết là gì?
- “Đăng ký giao dịch là việc đưa chứng khoán vào giao dịch trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết.
- Hệ thống giao dịch chứng khoán bao gồm hệ thống giao dịch cho chứng khoán niêm yết và hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết, do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam (sau đây gọi là Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con) tổ chức, vận hành.
- Thị trường giao dịch chứng khoán là địa điểm hoặc hình thức trao đổi thông tin để tập hợp lệnh mua, bán và giao dịch chứng khoán.
- Kinh doanh chứng khoán là việc thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và cung cấp dịch vụ về chứng khoán theo quy định tại Điều 86 của Luật này.
- Môi giới chứng khoán là việc làm trung gian thực hiện mua, bán chứng khoán cho khách hàng.
- Tự doanh chứng khoán là việc công ty chứng khoán mua, bán chứng khoán cho chính mình.
- Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc cam kết với tổ chức phát hành nhận mua một phần hoặc toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết hoặc cố gắng tối đa để phân phối số chứng khoán cần phát hành của tổ chức phát hành.
- Tư vấn đầu tư chứng khoán là việc cung cấp cho khách hàng kết quả phân tích, báo cáo phân tích và đưa ra khuyến nghị liên quan đến việc mua, bán, nắm giữ chứng khoán.
- Đăng ký chứng khoán là việc ghi nhận thông tin về tổ chức phát hành, chứng khoán của tổ chức phát hành và người sở hữu chứng khoán.
- Lưu ký chứng khoán là việc nhận ký gửi, bảo quản, chuyển giao chứng khoán cho khách hàng, giúp khách hàng thực hiện các quyền liên quan đến chứng khoán lưu ký.
- Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán là hoạt động quản lý theo ủy thác của từng nhà đầu tư trong việc mua, bán, nắm giữ chứng khoán và các tài sản khác của nhà đầu tư.
- Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán là hoạt động quản lý trong việc mua, bán, nắm giữ chứng khoán và các tài sản khác của quỹ đầu tư chứng khoán.”
2. Điều kiện để trở thành công ty niêm yết
- Căn cứ vào nội dung ở Khoản 1 của Điều 15 trong Luật chứng khoán năm 2019 đã có quy định về những điều kiện để thực hiện việc chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của một công ty cổ phần, cũng như là điều kiện để trở thành một công ty niêm yết chính thức như sau:
- “ Mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
- Hoạt động kinh doanh của 02 năm liên tục liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán;
- Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu được Đại hội đồng cổ đông thông qua;
- Tối thiểu là 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành phải được bán cho ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn; trường hợp vốn điều lệ của tổ chức phát hành từ 1.000 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành;
Những điều kiện để trở thành một công ty niêm yết chính thức
- Cổ đông lớn trước thời điểm chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của tổ chức phát hành phải cam kết cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ của tổ chức phát hành tối thiểu là 01 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán;
- Tổ chức phát hành không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích;
- Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán;
- Có cam kết và phải thực hiện niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán;
- Tổ chức phát hành phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của đợt chào bán”
3. Lợi ích khi thành lập công ty niêm yết
Khi thành lập công ty niêm yết, các đơn vị, doanh nghiệp có thể đem về cho mình những lợi ích to lớn, cụ thể như sau:
- Có thể tiếp cận đến kênh huy động vốn dài hạn: Kể từ khi công ty tham gia niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, đồng nghĩa với việc các đơn vị, doanh nghiệp có thể thực hiện huy động vốn cho mình một cách thuận tiện, nhanh chóng và dễ dàng nhất từ việc phát hành số cổ phiếu dựa vào tính thanh khoản cao cũng như độ uy tín mà doanh nghiệp được niêm yết ở thị trường. Bằng cách huy động này, các đơn vị, doanh nghiệp sẽ không phải thực hiện thanh toán lãi vay, cũng như không phải trả lại vốn gốc tương tự như việc vay nợ. Điều này giúp các doanh nghiệp chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn huy động được cho mục tiêu và chiến lược dài hạn của mình. Đây được xem là một yếu tố mang tính quan trọng nhất khi quyết định niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Những lợi ích to lớn khi thành lập công ty niêm yết
- Khuyếch trương được sự uy tín của một doanh nghiệp: Để có thể được niêm yết chứng khoán, đòi hỏi các đơn vị, doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện chặt chẽ về mặt tài chính, cơ cấu tổ chức, hiệu quả trong hoạt động sản xuất – kinh doanh,… Vì thế mà các công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán thường là các công ty có phát triển trong việc hoạt động sản xuất – kinh doanh. Thông thường, việc niêm yết chứng khoán là một trong những cách thức để quảng cáo tốt nhất cho một đơn vị, doanh nghiệp nào đó, mang lại những thuận lợi trong các hoạt động kinh doanh, thu hút nhà đầu tư cũng như tìm kiếm thêm các đối tác…
- Tạo ra tính thanh khoản cho các cổ phiếu của đơn vị, doanh nghiệp: Khi một đơn vị, doanh nghiệp tham gia niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, điều này sẽ giúp các cổ đông có thể dễ dàng chuyển nhượng số cổ phiếu mà mình đang nắm giữ, từ đó sẽ tăng thêm độ hấp dẫn của giá trị cổ phiếu.
- Gia tăng giá trị thị trường của doanh nghiệp: Nếu xét về dài hạn, giá cổ phiếu của doanh nghiệp niêm yết đều sẽ tăng hơn so với mức giá ở thời điểm trước khi công ty thực hiện niêm yết.
4. Ưu và nhược điểm khi thành lập công ty niêm yết
Bên cạnh đó việc thành lập công ty niêm yết sẽ đem đến một số ưu điểm cũng như đi kèm với các nhược điểm.
Ưu điểm khi thành lập công ty niêm yết:
Đầu tiên, việc thành lập công ty sẽ có thể nâng cao tính thanh khoản: Các cổ phiếu đã niêm yết trên thị trường thường dễ dàng trong việc mua đi, bán lại, hay nói một cách khác là những cổ phiếu này thuận lợi trong giao dịch trực tiếp trên thị trường chứng khoán. Do đó mà các nhà đầu tư không cần phải lo lắng quá nhiều về việc bán đi số cổ phiếu để thu hồi lại nguồn vốn như những loại tài sản đầu tư khác (chẳng hạn như vàng, bất động sản,…). Bởi vì lý do này mà tính thanh khoản của các cổ phiếu thuộc công ty niêm yết cũng được xem là cao hơn so với các cổ phiếu của công ty chưa được niêm yết.
Thứ hai, thành lập công ty niêm yết mang đến tiềm năng tăng trưởng tốt hơn: Không phải tất cả mọi cổ phiếu của doanh nghiệp nào cũng có thể tăng cao sau một khoảng thời gian thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoán. Những công ty nào có nền tảng giá trị tốt (xét về cả về mặt giá trị hữu hình và vô hình), trong tương lai giá cổ phiếu đều sẽ được tăng trưởng hơn so với mức giá cổ phiếu ngay tại thời điểm trước khi thực hiện niêm yết.
Thứ ba, đảm bảo được mức độ uy tín – an toàn được nâng cao: Để có thể được niêm yết trên thị trường chứng khoán, đòi hỏi các công ty phải đảm bảo đáp ứng những yêu cầu khắt khe nhất. Vì thể khi đầu tư vào cổ phiếu của các doanh nghiệp đã niêm yết sẽ gia tăng cơ hội lợi nhuận, hạn chế rủi ro vì những hoạt động kinh doanh của những công ty này đang trên đà phát triển tốt.
Nhược điểm khi thành lập công ty niêm yết:
Mặc dù sở hữu rất nhiều ưu điểm khi thành lập công ty niêm yết, thế nhưng các doanh nghiệp cũng nên lưu ý với những nhược điểm dưới đây:
- Với khả năng tiếp cận thị trường vốn đại chúng cũng đi kèm với việc tăng cường giám sát theo quy định, nghĩa vụ báo cáo tài chính và hành chính cũng như các quy định về quản trị công ty mà những công ty niêm yết này đều phải tuân thủ.
- Niêm yết chứng khoán cũng dẫn đến việc chủ sở hữu và những người sáng lập của công ty ít kiểm soát hơn. Ngoài ra, có những chi phí đáng kể để tiến hành IPO (chưa kể chi phí pháp lý, kế toán và tiếp thị liên tục để duy trì một công ty niêm yết).
- Những công ty niêm yết đều phải đáp ứng các tiêu chuẩn báo cáo bắt buộc do Cơ quan Chính phủ quy định và phải liên tục nộp báo cáo cho SSC. SSC đặt ra các yêu cầu báo cáo nghiêm ngặt đối với các công ty niêm yết. Các yêu cầu này bao gồm việc công khai báo cáo kinh doanh và báo cáo tài chính hàng năm.
- Các công ty cũng phải nộp báo cáo tài chính hàng quý và các báo cáo tình hình hiện tại để báo cáo khi xảy ra một số sự kiện nhất định, chẳng hạn như bầu giám đốc mới hoặc hoàn thành thương vụ mua lại. Ngoài ra, các cổ đông đủ điều kiện có quyền nhận các tài liệu và thông báo cụ thể về các hoạt động kinh doanh của công ty.
- Cuối cùng là một khi công ty đã thực hiện niêm yết, thì công ty phải có trách nhiệm trước những cổ đông của mình. Những cổ đông trong công ty sẽ bầu ra một hội đồng quản trị để thay mặt họ giám sát các hoạt động trong công ty. Hơn nữa, một số hoạt động nhất định – chẳng hạn như sáp nhập và mua lại; một số thay đổi và sửa đổi cấu trúc công ty… phải được đưa ra để nhận được sự chấp thuận của cổ đông. Điều này có nghĩa là cổ đông có thể kiểm soát nhiều quyết định của công ty một cách hiệu quả.
5. Thủ tục đăng ký công ty niêm yết
- “Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký niêm yết đầy đủ và hợp lệ, Sở giao dịch chứng khoán có quyết định chấp thuận niêm yết; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được chấp thuận niêm yết, tổ chức đăng ký niêm yết phải đưa chứng khoán vào giao dịch.”
Việc hiểu rõ định nghĩa công ty niêm yết là gì cũng như xem xét những ưu và khuyết điểm khi thành lập công ty niêm yết mang lại là điều vô cùng quan trọng đối với các đơn vị, doanh nghiệp hay kể cả các nhà đầu tư. Nếu vẫn còn bất kì câu hỏi hay thắc mắc nào khác, hãy liên hệ ngay với Luật Tân Hoàng thông qua
Website: https://luattanhoang.com/ hoặc Fanpage: https://www.facebook.com/luatsutanhoang để được tư vấn nhanh nhất nhé.
Bài viết liên quan khác
Tư vấn thủ tục thành lập công ty cho thuê tài chính
Thành lập công ty tiếng anh theo luật doanh nghiệp mới nhất
Tìm Hiểu Quy Trình Thành Lập Công Ty Thương Mại Đơn Giản
5 Mẫu nội quy công ty chuẩn, chi tiết nhất cho doanh nghiệp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp – Lưu ý quan trọng
Thành lập công ty TNHH cần bao nhiêu vốn? [Giải đáp chi tiết]
Kinh nghiệm thành lập công ty đầy đủ, chi tiết từ A-Z
Lưu ý khi lựa chọn ngành nghề kinh doanh bạn nên biết