Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, doanh nghiệp cần nộp hồ sơ đăng ký thành lập tại đúng nơi theo quy định của pháp luật. Vậy nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp ở đâu? Cần chi phí gì khi nộp hồ sơ? Thời gian nộp hồ sơ là bao lâu? Hãy cùng Luật Tân Hoàng tìm hiểu chi tiết trong bài viết đưới đây.
Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp ở đâu?
Để thành lập công ty, bạn cần nộp hồ sơ đăng ký tại Văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư của huyện, tỉnh hoặc thành phố nơi công ty đặt trụ sở chính. Đây là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý và xử lý các thủ tục liên quan đến đăng ký kinh doanh.
Nếu bạn đã có hộ kinh doanh cá thể và nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân quận/huyện, khi quyết định thành lập công ty, bạn sẽ nộp hồ sơ đăng ký tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế Hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính.
Hiện bạn có thể nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp theo 2 hình thức chính là: Nộp trực tiếp hoặc nộp trực tuyến. Việc lựa chọn hình thức nộp hồ sơ sẽ xác định địa điểm nộp hồ sơ. Cụ thể:
Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 32 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, người nộp đơn đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính. Cụ thể:
- Đối với doanh nghiệp thành lập ở cấp tỉnh, thành phố: Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh, một đơn vị thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh/thành phố. Tùy điều kiện, bộ phận này có thể tổ chức nhiều địa điểm tiếp nhận và trả kết quả đăng ký kinh doanh.
- Đối với doanh nghiệp thành lập ở cấp huyện: Nộp hồ sơ tại phòng Đăng ký kinh doanh cấp huyện, chỉ được thành lập tại những quận, huyện, thị xã có số lượng hộ kinh doanh và hợp tác xã mới đăng ký trung bình từ 500 trở lên trong 2 năm gần nhất.
Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp online
Theo quy định tại Chương V Nghị định 01/2021/NĐ-CP, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có thể đăng ký thành lập công ty trực tuyến thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh tại địa chỉ https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx.
Hiện nay, hình thức đăng ký doanh nghiệp trực tuyến đã được áp dụng 100% tại TP.HCM và Hà Nội. Tại các tỉnh, thành phố khác, hình thức này đang được khuyến khích sử dụng. Khi nộp hồ sơ trực tuyến, người nộp hồ sơ không cần gửi bản sao tài liệu thành lập công ty bằng giấy, mà chỉ cần gửi các tài liệu ở định dạng .doc, .docx hoặc .pdf.
Sau khi nộp hồ sơ, người nộp hồ sơ sẽ nhận được giấy biên nhận hồ sơ. Khi có kết quả, người thực hiện thủ tục phải trực tiếp đến cơ quan đăng ký kinh doanh để nhận. Nếu ủy quyền, người được ủy quyền phải mang theo giấy ủy quyền kèm theo CMND/CCCD/Hộ chiếu.
Chi phí khi nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
Khi thành lập doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp cần đóng các khoản chi phí sau:
- Lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
- Phí khắc con dấu doanh nghiệp
- Phí mua chữ ký số khai thuế (token)
- Phí duy trì tài khoản ngân hàng
- Phí mua và phát hành hóa đơn điện tử
- Lệ phí môn bài
Đây là các khoản chi phí thông thường theo quy định hiện hành của nhà nước. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể phát sinh thêm các khoản phí khác. Bài viết tiếp theo sẽ cung cấp chi tiết hơn về các khoản phí cần đóng khi thành lập doanh nghiệp.
Thời gian cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, thời gian cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là 03 ngày làm việc kể từ ngày Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận được bộ hồ sơ thành lập công ty hợp lệ.
Trên đây là giải đáp chi tiết về việc nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp ở đâu. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích và giúp bạn làm việc hiệu quả.
Bài viết liên quan khác
Tư vấn thủ tục thành lập công ty cho thuê tài chính
Thành lập công ty tiếng anh theo luật doanh nghiệp mới nhất
Tìm Hiểu Quy Trình Thành Lập Công Ty Thương Mại Đơn Giản
5 Mẫu nội quy công ty chuẩn, chi tiết nhất cho doanh nghiệp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp – Lưu ý quan trọng
Thành lập công ty TNHH cần bao nhiêu vốn? [Giải đáp chi tiết]
Kinh nghiệm thành lập công ty đầy đủ, chi tiết từ A-Z
Lưu ý khi lựa chọn ngành nghề kinh doanh bạn nên biết