GIẤY PHÉP DỊCH VỤ VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ

Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện này, dịch vụ vận tải cũng song song phát triển, đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho nhiều cá nhân tổ chức. Tuy nhiên, kinh doanh dịch vụ vận tải bằng ô tô có cần xin giấy phép không? Thủ tục, hồ sơ và thời gian xin giấy phép thế nào? Vẫn là câu hỏi được nhiều cá nhân, tổ chức đặt ra khi bắt tay vào kinh doanh dịch vụ vận tải. Dưới đây,Công ty Luật Tân Hoàng Invest sẽ có những giải đáp và chia sẻ đến các quý khách hàng, các độc giả.

Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô
Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô

1. Dịch vụ vận tải là gì?

“Vận tải là quá trình tác động lực vào các vật thể để dịch chuyển vật thể nào đó từ vị trí này đến vị trí khác. Vận tải gắn liền với nhu cầu sinh hoạt, sản xuất hàng ngày của con người.”

Hiện nay đang có 5 loại hình vận tải: Vận tải đường bộ, vận tải đường sắt, vận tải đường thủy, vận tải đường hàng không, vận chuyển đường ống. Tuy nhiên hình thức vận tải bằng ô tô đường bộ là thông dụng nhất.

Các  hình thức vận tải ô tô phổ biến nhất được quy định tại khoản 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP:

  • Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định;
  • Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định;
  • Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi;
  • Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định (thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hành khách bằng văn bản giấy hoặc điện tử);
  • Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô;
  • Vận tải trung chuyển hành khách.
Dịch vụ làm giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Dịch vụ làm giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

2. Quy định về việc cấp Giấy phép kinh doanh vận tải

Theo Điều 14 Nghị định 10/2020/NĐ-CP thì điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô như sau:

  • Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.
  • Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã.
  • Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông.
  • Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu về trật tự, an toàn, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.
  • Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:
  • Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét;
  • Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.

3. Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vận tải

Đơn vị kinh doanh vận tải nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đến Sở Giao thông vận tải

  • Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, Sở Giao thông vận tải thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, Sở Giao thông vận tải thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định. Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì Sở Giao thông vận tải phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.

* Đơn vị kinh doanh vận tải có thể thực hiện thủ tục này theo hình thực trực tuyến, trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính

4. Hồ sơ xin cấp vận tải bằng ô tô

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy định;
  • Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;
  • Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
  • Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ);
  • Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi).
Hồ sơ xin cấp vận tải bằng ô tô
Hồ sơ xin cấp vận tải bằng ô tô

Như vậy, ngoài chuẩn bị về cơ sở vật chất, đơn vị muốn có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải bằng xe ô tô cần có hồ sơ về chất lượng dịch vụ, điều kiện của người điều hành, phương án kinh doanh phù hợp đúng quy định của pháp luật.

5. LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Trên đây là nội dung chia sẻ về trình tự, thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ vận tải bằng ô tô

Với kinh nghiệm 11 năm trong lĩnh vực pháp lý nói chung và lĩnh vực giấy phép con nói riêng, chúng tôi tự tin là một đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ vận tải bằng ô tô

  • Trực tiếp xét xét đánh giá phương tiên và hướng dẫn chuẩn bị địa điểm, hồ sơ đầy đủ
  • Tư vấn về các trình tự, hợp đồng, tài liệu khác cần chuẩn bị theo đúng quy định của pháp luật
  • Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ và nộp tại cơ quan có thẩm quyền
  • Đánh giá, thông tin thường xuyên về tình trạng hồ sơ
  • Hỗ trợ tư vấn ngay cả sau khi nhận được kết quả
Banner footer