Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ gồm những thành phần nào?

Các sản phẩm là hàng hóa/ dịch vụ, các tác phẩm (như tác phẩm văn học, bài hát, tác phẩm điện ảnh…) là những đối tượng dễ bị đánh cắp, làm giả, làm nhái nên cần phải được đăng ký sở hữu trí tuệ để được bảo vệ một cách tối ưu nhất, giảm thiểu tối đa những xâm phạm, tranh chấp không đáng có. Tuy nhiên, cần phải xác định chính xác loại hình tài sản trí tuệ để tiết kiệm thời gian chuẩn bị hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ.
Phạm vi bài viết xin đề cập đến hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ đối với một số loại tài sản trí tuệ phổ biến là tác phẩm, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp.

1. Hồ sơ Đăng ký bản quyền

Đối với các sản phẩm là phần mềm, tác phẩm văn học, bài hát … tác giả, chủ sở hữu  quyền tác giả có thể tiến hành soạn thảo hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ về bản quyền tác giả. Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký bản quyền;
  • Bản sao tác phẩm;
  • Giấy ủy quyền (khi thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền tác phẩm);
  • Bản sao có công chứng chứng minh nhân dân/ căn cước công dân của các tác giả;
  • Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu chủ sở hữu là tổ chức);
  • Văn bản thỏa thuận của đồng tác giả
  • Hồ sơ đăng ký bản quyền được nộp tại Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hà Nội

2. Hồ sơ Đăng ký sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu

Đăng ký nhãn hiệu là hình thức đăng ký để xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu hàng hóa/ dịch vụ của doanh nghiệp nhằm tạo ra sự khác biệt, tạo tiền đề cho sự phát triển của doanh nghiệp. Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu
  • Mẫu nhãn hiệu
  • Các giấy tờ liên quan: chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân/ đăng ký kinh doanh của chủ sở hữu
  • Chứng từ chứng minh đã nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu
  • Giấy ủy quyền (nếu có)
Thương hiệu
Thương hiệu

3. Hồ sơ Đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Là kiểu dáng sản phẩm thể hiện qua đường nét, kiểu dáng, khối hình, màu sắc kết hợp với nhau tạo thành sản phẩm. Đa phần kiểu dáng công nghiệp là một khuôn mẫu sẵn để chế tạo sản phẩm trong công nghiệp hoặc thủ công. Để tránh sự trùng lặp hoặc có kiểu dáng tương tự thì cần đăng ký bảo hộ của pháp luật. Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ về kiểu dáng công nghiệp bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo mẫu
  • Bộ ảnh chụp/ Bản vẽ
  • Bản mô tả
  • Các giấy tờ có liên quan như căn cước công dân, chứng minh thư nhân dân còn giá trị sử dụng/ giấy đăng ký kinh doanh
  • Hóa đơn, chứng từ chứng minh đã nộp phí, lệ phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp
  • Giấy ủy quyền (nếu có)

Với 02 thủ tục đăng ký nhãn hiệu và đăng ký kiểu dáng công nghiệp, hồ sơ được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Trên đây là khái quát về việc xác định đối tượng đăng ký và hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ của từng loại hình theo quy định của pháp luật hiện nay. Nếu còn những thắc mắc, độc giả có thể liên hệ hotline để được giải đáp.
Luật Tân Hoàng Invest – đại diện đăng ký sở hữu trí tuệ hàng đầu

Công ty luật TNHH Tân Hoàng Invest  là một đơn vị đã hoạt động lâu năm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Chúng tôi cung cấp dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ trọn gói. Với mục tiêu đăng ký thành công cho tất cả các khách hàng có nhu cầu, chúng tôi không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, tiếp tục xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp, uy tín, thân thiện trong cái nhìn của khách hàng. Đối với các dịch vụ liên quan đến sở hữu trí tuệ, đội ngũ luật sư, chuyên viên của Luật Tân Hoàng Invest  sẽ thực hiện các công việc:

  • Hỗ trợ tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ miễn phí trước và sau đăng ký. Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ đăng ký
  • Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ và theo sát quá trình đăng ký.
  • Nhận giấy chứng nhận và giao lại phía khách hàng.

Luật Tân Hoàng Invest đã và đang cung cấp dịch vụ pháp luật trên khắp cả nước. Chúng tôi tự tin có thể làm hài lòng mọi yêu cầu khách hàng liên quan đến pháp luật.

Banner footer