Khi có nhu cầu mở công ty, các doanh nghiệp cần phải xây dựng mẫu kế hoạch thành lập công ty. Sau đó đệ trình lên các cơ quan cấp trên có đủ thẩm quyền để được phê duyệt. Mẫu kế hoạch được xây dựng càng cụ thể, rõ ràng thì càng giúp hồ sơ thành lập doanh nghiệp được phê duyệt sớm và doanh nghiệp cũng có định hướng phát triển tốt. Nếu bạn chưa biết cách xây dựng kế hoạch thành lập công ty như thế nào thì có thể tham khảo nội dung trong bài viết sau!
Thế nào là mẫu kế hoạch thành lập công ty?
Hiểu một cách đơn giản nhất thì mẫu kế hoạch thành lập công ty là một bản kế hoạch được các cổ đông của công ty soạn thảo để thành lập công ty theo quy định của pháp luật. Đây là bản tài liệu chi tiết mô tả kế hoạch kinh doanh cũng như các công việc quan trọng liên quan đến việc thành lập và điều hành công ty.
Thông thường, trong đề án thành lập doanh nghiệp sẽ gồm một số nội dung như: Sự cần thiết của việc thành lập công ty; Định hướng phát triển; Ngành nghề kinh doanh; Bộ máy hoạt động; Các giai đoạn xây dựng và phát triển công ty… Sau khi xây dựng, mẫu kế hoạch này sẽ được trình lên các cơ quan có thẩm quyền để được xét duyệt việc thành lập công ty.
Tầm quan trọng của mẫu kế hoạch thành lập công ty
Mẫu kế hoạch thành lập công ty được dùng để lập hồ sơ thành lập công ty theo quy định của pháp luật hiện hành. Ngoài ra, nó còn mang nhiều ý nghĩa quan trọng như:
- Giúp doanh nghiệp xây dựng và xác định được loại hình nghiên cứu thị trường, xác định mục đích cũng như định hướng kinh doanh.
- Giúp chủ sở hữu hiểu rõ các bước liên quan đến việc xin giấy phép kinh doanh.
- Mẫu đề án thành lập công ty còn giúp chủ sở hữu hoàn thiện các điều kiện còn thiếu để từ đó nhanh chóng thành lập và phát triển công ty, củng cố vị thế của công ty trên thị trường.
Mẫu kế hoạch thành lập công ty cần có những nội dung gì?
Kế hoạch thành lập công ty là văn bản bao gồm nhiều nội dung được đệ trình với cơ quan cấp trên có đủ thẩm quyền. Mục đích của việc trình bày mẫu đề án là xin phép xây dựng nội bộ của một dự án cụ thể với một kế hoạch chi tiết, rõ ràng.
Thông thường, một bản đề án thành lập công ty sẽ bao gồm các nội dung sau:
- Trình bày rõ mục đích thành lập công ty;
- Nghiên cứu thị trường để lên kế hoạch và chiến lược kinh doanh phù hợp;
- Xác định định hướng kinh doanh;
- Tên công ty, trụ sở công ty, các cổ đông…;
- Trình bày rõ sơ đồ tổ chức và bộ máy quản lý công ty;
- Lên các phương án xây dựng, phát triển để đưa công ty vào sản xuất, kinh doanh;
Để xây dựng được bản kế hoạch thành lập công ty hoàn chỉnh, bạn cần thu thập đầy đủ các thông tin dưới đây:
- Thu thập các dữ liệu về: quy mô công ty; mô hình kinh doanh; sứ mệnh, tầm nhìn; các thông tin về địa chỉ, email, số điện thoại… của công ty; quản trị rủi ro…
- Chuẩn bị các tài liệu gồm: Logo, bộ nhận diện thương hiệu của công ty; các tài liệu liên quan đến kế toán; tài liệu phân tích đối thủ cạnh tranh…
- Xác định mục tiêu thực hiện: Người thực hiện kế hoạch là bộ phận quản lý hoặc tổng hợp các bộ phận có chuyên môn khác nhau…
Tải mẫu kế hoạch thành lập công ty đầy đủ nhất
Để tham khảo đầy đủ mẫu kế hoạch thành lập công ty bạn có thể tham khảo link TẠI ĐÂY
Cách xây dựng mẫu kế hoạch công ty chuẩn nhất
Để đề xuất thành lập công ty nhanh chóng được phê duyệt bạn cần xây dựng bản kế hoạch công ty hoàn chỉnh và đầy đủ. Phải cung cấp các thông tin đầy đủ và hoàn chỉnh, tuân thủ đúng nội dung do pháp luật quy định.
Xác định mục tiêu đề án
Để lập đúng mục đích của dự án kinh doanh đòi hỏi bạn phải xác định đúng mục đích thành lập công ty. Trong quá trình xây dựng mẫu kế hoạch thành lập công ty bạn cần phải trả lời được các câu hỏi sau: Sau khi thành lập công ty sẽ giải quyết những vấn đề gì? Kết quả đạt được sau khi thành lập công ty là gì?
Thiết kế quy trình hoạt động
Pháp luật quy định, việc lập đề án thành lập công ty nhằm giúp chủ sở hữu có thể thành lập công ty theo đúng chiến lược đã đề ra. Do đó, để thúc đẩy quá trình hiện thực hóa các đề án đã xây dựng, doanh nghiệp cần thực hiện đăng ký kinh doanh tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua các bước dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo yêu cầu
Quá trình nghiên cứu thị trường, xác định ngành nghề kinh doanh, xây dựng bản kế hoạch về đặt tên công ty, xác định địa điểm… chỉ được xem là có hiệu quả khi các ý tưởng đó thể hiện qua các giấy tờ. Từ đó nhằm mục đích được pháp luật và nhà nước công nhận, cho phép sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực đó.
Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập công ty
Sau khi hoàn tất các giấy tờ, doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, nơi công ty đặt trụ sở chính.
Bước 3: Nhận kết quả
Nếu hồ sơ được chấp thuận, Sở Kế hoạch & Đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh – khẳng định tư cách tồn tại và hoạt động hợp pháp của công ty.
Bước 4: Thành lập công ty theo mẫu kế hoạch thành lập công ty đã được phê duyệt
Thực hiện các thủ tục như khắc dấu và thông báo con dấu doanh nghiệp; kê khai thếu; mua chữ ký số; đặt in hóa đơn…
Lưu ý quan trọng khi xây dựng kế hoạch thành lập công ty
Trong quá trình xây dựng đề án thành lập công ty, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Trình bày kế hoạch súc tích, ngắn gọn
Điều quan trọng nhất của một mẫu kế hoạch thành lập công ty là cần sự súc tích, ngắn gọn. Việc trình bày dài dòng, lan man và khó hiểu sẽ giúp người đọc không tiếp nhận được thông tin, thậm chí họ còn bỏ dở giữa chừng vì quá nhàm chán.
Cần xác định được mục đích của kế hoạch là giúp quản lý hiệu quả dự án và phát triển kinh doanh. Do đó, trong quá trình thực hiện bạn cần đưa vào những thông tin cần thiết để làm rõ được mục tiêu đề ra. Thông tin chắc lọc, cô đọng và đầy đủ sẽ giúp người đọc dễ nắm bắt được nội dung và hiểu rõ được mục tiêu mà công ty bạn đang hướng đến.
Lựa chọn ngôn ngữ phù hợp với người đọc
Thông thường, mẫu kế hoạch công ty có thể được gửi cho nhiều đối tượng khác nhau. Chẳng hạn như: nhân viên, nhà quản lý, đối tác, nhà đầu tư, khách hàng… Do đó, không phải ai cũng hiểu hết được các tên riêng, thuật ngữ cũng như viết tắt. Bởi vậy, bạn cần xác định đối tượng sẽ gửi bản kế hoạch để lựa chọn ngôn ngữ phù hợp nhất.
Tạo tâm lý thoải mái khi xây dựng kế hoạch kinh doanh
Thông thường, người xây dựng mẫu kế hoạch thành lập công ty thường là quản lý hoặc cổ đông trong công ty. Họ là các doanh nhân, có thể không giàu về khả năng ngôn ngữ nên đôi khi khá lo lắng và áp lực khi thực hiện.
Tuy nhiên, khi xây dựng đề án thành lập công ty, chỉ cần bạn hiểu rõ về doanh nghiệp của mình thì có thể dễ dàng thực hiện. Bạn có thể bắt đầu với các kế hoạch sơ bộ, sau đó dần dần hoàn thiện để đưa ra bản kế hoạch chính xác nhất.
Giải đáp các thắc mắc khi xây dựng mẫu kế hoạch thành lập công ty
Dưới đây, đội ngũ luật sư của Luật Tân Hoàng đã tổng hợp các câu hỏi thường gặp và giải đáp chi tiết các thắc mắc về xây dựng đề án thành lập công ty!
Xây dựng kế hoạch thành lập công ty cần chuẩn bị gì?
Để xây dựng một bản kế hoạch hoàn chỉnh đòi hỏi người viết phải thu thập các thông tin số liệu cần thiết; chuẩn bị các tài liệu về công ty; xác định rõ mục đích; định hướng hoạt động của công ty…
Đề án thành lập công ty cần dung lượng bao nhiêu?
Khi xây dựng đề án thành lập công ty, bạn cần cân nhắc lựa chọn các thông tin quan trọng và cần thiết. Một bản kế hoạch chỉ nên gói gọn từ 10 – 20 trang A4. Tránh đưa thông tin quá dài, lan man sẽ khiến người đọc nhàm chán.
Làm sao để có mẫu kế hoạch thành lập công ty thu hút?
- Bạn cần liệt kê các định hướng, mong muốn cụ thể;
- Không đặt các mục tiêu quá to lớn;
- Kế hoạch phải rõ ràng, chi tiết;
- Phân chia kế hoạch theo từng giai đoạn cụ thể;
- Lựa chọn ngôn ngữ phù hợp, dễ hiểu.
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc mẫu kế hoạch thành lập công ty là gì cũng như cách xây dựng đề án thành lập công ty chi tiết. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào về quy trình cũng như thủ tục thành lập công ty đừng quên liên hệ với Luật Tân Hoàng để được tư vấn, hỗ trợ.
Bài viết liên quan khác
Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch đầu tư tại các quận huyện
Doanh Nghiệp Tư Nhân Là Gì? Tổng quan pháp lý về loại hình doanh nghiệp này
Doanh nghiệp nhà nước là gì vai trò và tầm quan trọng với nền kinh tế
Trách nhiệm pháp lý là gì? các đặc điểm và phân loại của nó
Điều kiện để được công nhận tư cách pháp nhân là gì?
Ý nghĩa và nội dung của ngày pháp luật việt nam 09/11
Mẫu hợp đồng lao động 2024 chuẩn theo Bộ luật Lao động mới nhất
Pháp lý doanh nghiệp là gì và tại sao nó quan trọng