Phụ lục hợp đồng thay đổi tên công ty sẽ được sử dụng khi doanh nghiệp cần phải thay đổi tên công ty vì lý do nào đó. Việc này sẽ dẫn đến các vấn đề phát sinh liên quan tới hợp đồng và những khoản đã giao dịch trước đó. Vậy phụ lục hợp đồng thay đổi tên công ty đó được quy định như thế nào? Cùng Luật Tân Hoàng Invest đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Phụ lục thay đổi tên công ty là gì?
Phụ lục thay đổi tên công ty là một biểu mẫu văn bản gắn liền với hợp đồng. Được sử dụng sau khi công ty đã ký kết hợp đồng với một số bên liên quan nhưng vì lý do nào đó mà doanh nghiệp phải đổi tên. Khi đó, cần điều chỉnh các nội dung và điều khoản liên quan đến tên công ty và sẽ sử dụng biểu mẫu phụ lục hợp đồng để hoàn thiện.
Theo Điều 403 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, mỗi hợp đồng có thể kèm theo phụ lục. Mục đích là để về sau có thể chỉnh sửa một số điều khoản của hợp đồng đó nếu cần. Phụ lục đi kèm sẽ có hiệu lực như hợp đồng và là một phần không thể tách rời hợp đồng.
Trong trường hợp phụ lục đi kèm hợp đồng có điều khoản trái với một số nội dung trong hợp đồng thì điều khoản đó không có hiệu lực. Ngoại trừ trường hợp các bên tham gia đã thỏa thuận và chấp nhận điều khoản phụ lục trái với trong hợp đồng, thì coi như điều khoản đó đã được sửa đổi.
2. Khi nào cần lập phụ lục thay đổi tên công ty?
Tên công ty là một trong các yếu tố quan trọng của một pháp nhân. Tuy nhiên, có thể vì một lý do nào đó mà công ty cần phải thay đổi tên. Khi đó, sẽ có các vấn đề nảy sinh trong những văn bản, hợp đồng mà công ty đã ký kết trước đó.
Trong trường hợp này, các doanh nghiệp thường lựa chọn dịch vụ thành lập công ty thì việc lập phụ lục hợp đồng thay đổi tên công ty thay vì phải ký kết lại hợp đồng. Việc đó vừa không cần thiết, vừa gây phiền hà cho các bên chủ thể.
Mục đích của lập phụ lục là thay đổi hoặc bổ sung thêm thông tin liên quan đến tên pháp nhân của mình trong hợp đồng. Chính vì vậy, phụ lục hợp đồng thay đổi tên công ty rất có ích trong trường hợp này.
3. Nội dung của phụ lục hợp đồng thay đổi tên công ty
Thông tin về hợp đồng đã thực hiện ký kết, bao gồm:
- Tên công ty/doanh nghiệp (được viết bằng chữ in hoa).
- Mã số doanh nghiệp hoặc Mã số thuế doanh nghiệp.
- Mã số của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Thông tin về công ty sau khi thay đổi tên, bao gồm:
- Tên của công ty/doanh nghiệp (được viết bằng chữ in hoa).
- Địa chỉ cụ thể của trụ sở chính công ty.
- Ngành, nghề mà doanh nghiệp đăng ký kinh doanh.
- Thông tin của người đại diện được công ty ủy quyền.
- Vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân hoặc vốn điều lệ của công ty.
Cuối cùng là cam kết thực hiện đúng theo hợp đồng đã ký kết trước đó.
4. Mẫu phụ lục hợp đồng thay đổi tên công ty mới nhất
Từ những nội dung của phụ lục hợp đồng thay đổi tên công ty trên đây, các bạn đọc có thể tham khảo mẫu phụ lục hợp đồng thay đổi tên công ty như hình dưới đây:
5. Một số lưu ý khi lập phụ lục hợp đồng tên công ty
Khi lập phụ lục hợp đồng thay đổi tên công ty, cần lưu ý một số điều về nội dung và hình thức của biên bản khi soạn thảo như sau:
5.1. Về hình thức
Theo quy định về phụ lục đi kèm hợp đồng thì nó là một bộ phận không thể tách rời hợp đồng đã được ký kết. Vì vậy, một khi hợp đồng đã được lập thành văn bản, có công chứng và chứng thực…. thì phụ lục đi kèm cũng phải tuân theo những quy định trong hợp đồng đó.
5.2. Về nội dung
Nội dung của phụ lục hợp đồng sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào các điều khoản trong hợp đồng. Do đó, khi xác lập phụ lục, cần căn cứ vào nội dung của hợp đồng ban đầu. Ngoài ra, nội dung của phụ lục không được trái với những điều khoản đã quy định trong hợp đồng. Đặc biệt, không được vi phạm những điều cấm của pháp luật và không được trái đạo đức xã hội.
Bên cạnh đó, khi thanh lap cong ty phụ lục hợp đồng thay đổi tên công ty, doanh nghiệp cần có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới với nội dung thay đổi tên. Nếu các thông tin về mã số thuế, địa chỉ trụ sở chính vẫn giữ nguyên thì không cần phải có xác nhận.
Trên đây, Luật Tân Hoàng Invest đã gửi tới các bạn đọc những thông tin cần thiết liên quan tới phụ lục hợp đồng thay đổi tên công ty. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được hỗ trợ nhé.
Bài viết liên quan khác
Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch đầu tư tại các quận huyện
Doanh Nghiệp Tư Nhân Là Gì? Tổng quan pháp lý về loại hình doanh nghiệp này
Doanh nghiệp nhà nước là gì vai trò và tầm quan trọng với nền kinh tế
Trách nhiệm pháp lý là gì? các đặc điểm và phân loại của nó
Điều kiện để được công nhận tư cách pháp nhân là gì?
Ý nghĩa và nội dung của ngày pháp luật việt nam 09/11
Mẫu hợp đồng lao động 2024 chuẩn theo Bộ luật Lao động mới nhất
Pháp lý doanh nghiệp là gì và tại sao nó quan trọng