Hồ Sơ, Thủ Tục Giải Thể Công Ty, Doanh Nghiệp Mới Nhất 2023

Hiện nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp tư nhân được dựng lên, nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều doanh nghiệp phải giải thể vì những lý do khác nhau. Vậy để giải thể một tổ chức doanh nghiệp thì cần làm những gì? Trong bài viết dưới đây, Luật Tân Hoàng sẽ chia sẻ với các bạn đọc những thông tin về thủ tục giải thể công ty và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp sau khi giải thể.

Trường hợp nào doanh nghiệp thực hiện thủ tục giải thể

Theo điều luật được quy định tại khoản 1 Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020, các doanh nghiệp tư nhân có thể thực hiện thủ tục giải thể trong các trường hợp sau:

Trường hợp doanh nghiệp thực hiện thủ tục giải thể
Trường hợp doanh nghiệp thực hiện thủ tục giải thể
  • Chủ doanh nghiệp chủ động và tự nguyện quyết định giải thể tổ chức của mình. Nguyên nhân có thể là do tình hình kinh doanh gặp khó khăn hoặc không ổn định, thua lỗ trong thời gian dài. Khi đó, nhận thấy tình trạng doanh nghiệp không thể tiếp tục duy trì thì người chủ sẽ phải ban hành quyết định giải thể.
  • Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, theo quy định tại Điều 212 Luật Doanh nghiệp 2020. Việc bị thu hồi Giấy đăng ký doanh nghiệp đồng nghĩa với việc Nhà nước không còn công nhận tư cách pháp lý của doanh nghiệp nữa nên buộc tổ chức đó phải giải thể.
  • Doanh nghiệp đã đến hạn kết thúc thời hạn hoạt động được ghi trong Điều lệ công ty và không có quyết định gia hạn.
  • Doanh nghiệp không còn đủ số lượng nhân viên tối thiểu theo quy định của Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 nhưng không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp trong 6 tháng liên tục.

Quy định pháp lý về giải thể công ty, doanh nghiệp

 

Quy định pháp lý về giải thể công ty, doanh nghiệp
Quy định pháp lý về giải thể công ty, doanh nghiệp
  • Các quy định pháp lý về giải thể doanh nghiệp, công ty tư nhân không chỉ tạo cơ sở pháp lý để chấm dứt sự hoạt động vô nghĩa của doanh nghiệp mà còn giúp bảo vệ quyền lợi của những chủ thể liên quan. Đặc biệt là quyền lợi của chủ nợ, bao gồm người sử dụng lao động và người lao động.
  • Các doanh nghiệp muốn tiến hành giải thể phải đáp ứng các điều kiện sau được quy định tại khoản 2 Điều 207 Luật Doanh nghiệp năm 2020 như sau:
  • “Doanh nghiệp tư nhân chỉ được tiến hành giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài hòa giải.”

Trình tự, thủ tục giải thể công ty

  • Ngoại trừ trường hợp doanh nghiệp tư nhân phải giải thể vì bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì các trường hợp khác phải được thực hiện theo thủ tục đã quy định. Cụ thể, quy trình thủ tục gồm những giai đoạn sau:

Thông qua quyết định giải thể

  • Trước khi tiến hành giải thể, doanh nghiệp tư nhân phải tổ chức họp để thông qua quyết định giải thể công ty của mình. Cụ thể, quyết định giải thể phải được thông qua bởi:
Thông qua quyết định giải thể
Thông qua quyết định giải thể
  • Chủ doanh nghiệp, nếu là công ty TNHH một thành viên
  • Hội đồng thành viên, đối với doanh nghiệp là công ty TNHH hai thành viên trở lên
  • Đại hội đồng cổ đông, đối với doanh nghiệp là công ty cổ phần
  • Các thành viên hợp danh, đối với doanh nghiệp là công ty hợp danh

Quyết định giải thể của doanh nghiệp phải bao gồm những nội dung chính sau:

  • Tên doanh nghiệp và địa chỉ của trụ sở chính.
  • Lý do giải thể doanh nghiệp.
  • Thủ tục thanh lý hợp đồng và thời hạn thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp.
  • Cách thức xử lý những nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động.
  • Họ tên và chữ ký của người đại diện doanh nghiệp theo pháp luật của doanh nghiệp.

Một khi quyết định giải thể đã được thông qua thì đồng nghĩa với việc mọi thành viên trong doanh nghiệp đều nhất trí với những nội dung trên.

Thông báo quyết định giải thể

  • Sau khi doanh nghiệp đã thông qua quyết định giải thể thì sẽ tiến hành thông báo. Đối tượng được thông báo sẽ là những người có quyền và lợi ích liên quan đến hoạt động giải thể của doanh nghiệp.
  • Trong trường hợp công ty còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì khi thông báo phải gửi kèm cả phương án giải quyết những khoản nợ đó. Thông báo phải có đầy đủ họ tên, địa chỉ của chủ nợ, số nợ, địa điểm, thời hạn và phương thức thanh toán nợ cũng như thời hạn và cách thức giải quyết khiếu nại của chủ nợ.
Thông báo quyết định giải thể
Thông báo quyết định giải thể

Thanh lý tài sản của doanh nghiệp và thanh toán các khoản nợ

 

Thanh lý tài sản của doanh nghiệp và thanh toán các khoản nợ
Thanh lý tài sản của doanh nghiệp và thanh toán các khoản nợ
  • Theo quy định của khoản 2 và khoản 5 Điều 208 Luật Doanh nghiệp năm 2020, người chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản của công ty, trừ trường hợp Điều lệ của công ty đã quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.
  • Quy định các khoản nợ của doanh nghiệp sẽ được thanh toán theo thứ tự sau:
  • “(1) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;;
  • (2) Nợ thuế;
  • (3) Các khoản nợ khác.”
  • Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại sẽ thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp.
  • Về thời hạn thanh lý hợp đồng thì không được vượt quá 6 tháng, kể từ ngày doanh nghiệp thông qua quyết định giải thể. Tuy nhiên, việc thanh toán các khoản nợ rất phức tạp vì cần phải thực hiện theo một trình tự phù hợp để đảm bảo quyền và lợi ích của những người liên quan. Vậy nên, những doanh nghiệp lớn thường gặp rất nhiều khó khăn để có thể thanh lý hết tài sản chỉ trong 6 tháng.

Doanh nghiệp công bố thông tin về việc giải thể

Doanh nghiệp sẽ tiến hành đăng tải quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và sẽ được niêm yết công khai tại trụ sở chính cũng như những chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

Hồ sơ công bố thông tin về việc giải thể sẽ bao gồm:

  • Thông báo giải thể;
  • Quyết định giải thể của chủ sở hữu công ty, nếu là công ty TNHH một thành viên;
  • Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên, đối với doanh nghiệp là công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông, đối với doanh nghiệp là công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh, nếu doanh nghiệp là công ty hợp danh
Doanh nghiệp công bố thông tin về việc giải thể.
Doanh nghiệp công bố thông tin về việc giải thể.
  • Thời hạn nộp hồ sơ là 7 ngày làm việc, kể từ ngày phê duyệt quyết định giải thể. Thời hạn xử lý hồ sơ là 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ trên Cổng thông tin quốc gia và cơ quan thực hiện sẽ là phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Gửi xác nhận nghĩa vụ hải quan

Doanh nghiệp phải có công văn gửi Tổng cục Hải quan để xác nhận nghĩa vụ hải quan giải thể doanh nghiệp. Trong vòng 10 – 15 ngày, cơ quan hải quan sẽ thông báo về tình trạng hồ sơ hải quan của doanh nghiệp.

Gửi xác nhận nghĩa vụ hải quan
Gửi xác nhận nghĩa vụ hải quan

Làm thủ tục đóng thuế với cơ quan thuế

Thủ tục đóng thuế sẽ bao gồm những bước sau:

  • Doanh nghiệp gửi công văn đề nghị giải thể doanh nghiệp và quyết toán thuế đến Chi cục thuế/Cục Thuế, kèm với bản sao công chứng hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Nộp thuế và nộp phạt còn nợ (nếu có);
  • Sau đó, cơ quan thuế sẽ lập biên bản kiểm tra thuế và truyền dữ liệu về bộ phận Sở Kế hoạch và Đầu tư để doanh nghiệp tiếp tục làm thủ tục đóng thuế.
Làm thủ tục đóng thuế với cơ quan thuế
Làm thủ tục đóng thuế với cơ quan thuế

Trả con dấu pháp nhân, không tiếp tục sử dụng con dấu

  • Đối với những doanh nghiệp, công ty tư nhân nhận con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu do cơ quan công an cấp, thì sẽ có trách nhiệm trả lại cho cơ quan công an để được cấp giấy chứng nhận thu hồi con dấu.
  • Đối với doanh nghiệp tự khắc con dấu thì phải có cam kết không tiếp tục sử dụng con dấu pháp nhân nữa. Trường hợp này sẽ không phải làm thủ tục trả lại con dấu cho cơ quan nhà nước.
Trả con dấu pháp nhân, không tiếp tục sử dụng con dấu
Trả con dấu pháp nhân, không tiếp tục sử dụng con dấu

Gửi đề nghị giải thể lên cơ quan đăng ký kinh doanh

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sẽ gửi công văn đề nghị giải thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Việc này chỉ được thực hiện trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của công ty.

Gửi đề nghị giải thể lên cơ quan đăng ký kinh doanh
Gửi đề nghị giải thể lên cơ quan đăng ký kinh doanh

Những hoạt động sẽ bị cấm khi có quyết định giải thể

  • Theo điều 211 luật doanh nghiệp 2020 quy định, kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp sẽ bị cấm thực hiện các hoạt động sau:
Những hoạt động sẽ bị cấm khi có quyết định giải thể
Những hoạt động sẽ bị cấm khi có quyết định giải thể
  1. Cất giấu, tẩu tán tài sản;
  2. Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;
  3. Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp;
  4. Ký kết hợp đồng mới, trừ trường hợp để thực hiện giải thể doanh nghiệp;
  5. Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản;
  6. Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;
  7. Huy động vốn dưới mọi hình thức..”

Nếu cố tình vi phạm, thì tùy theo tính chất và mức độ vi nghiêm trọng, cá nhân đó có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Và nếu gây ra bất cứ thiệt hại gì thì sẽ phải bồi thường.

Một số câu hỏi giải đáp pháp luật về giải thể doanh nghiệp

  • Dưới đây, chúng tôi sẽ liệt kê một số câu hỏi chúng tôi hay nhận được từ các doanh nghiệp thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp và giải đáp chi tiết.
Một số câu hỏi giải đáp pháp luật về giải thể doanh nghiệp
Một số câu hỏi giải đáp pháp luật về giải thể doanh nghiệp

Hỏi: Doanh nghiệp sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong các trường hợp nào?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 1 Điều 212 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong những trường hợp dưới đây:

Điều 212. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

  1. Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp sau đây:

a) Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo;
b) Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này thành lập;
c) Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;
d) Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 của Luật này đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;
đ) Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật.

  1. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.”

Hỏi: Nếu một cổ đông của công ty cổ phần không đồng ý giải thể công ty thì công ty có thể giải thể được không?

Trả lời: Để trả lời câu hỏi này, chúng ta sẽ căn cứ vào những điều luật về trường hợp và điều kiện để giải thể doanh nghiệp và điều kiện để thông qua nghị quyết của công ty cổ phần. Sau khi nghiên cứu những điều luật này, có thể kết luận là: khi một cổ đông phản đối việc giải thể của công ty thì cần căn cứ vào tỷ lệ cổ phần của cổ đông đó chiếm bao nhiêu phần trăm tổng số cổ phần của những cổ đông tham dự buổi họp đó. Nếu tỷ lệ đó lớn hơn 65% thì công ty đó không được phép giải thể còn nếu nhỏ hơn 65% thì công ty vẫn có thể giải thể.

Trong bài viết trên, Luật Tân Hoàng đã chia sẻ đến các bạn đọc những thông tin chi tiết về thủ tục giải thể công ty. Hy vọng bạn đọc đã thu nạp được kiến thức bổ ích để áp dụng hiệu quả vào công việc của mình.

Banner footer