Tổ chức lại doanh nghiệp là gì? Quy định mới nhất

Tổ chức lại doanh nghiệp là gì hiện là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về vấn đề này thì có thể theo dõi tới cuối bài viết để cập nhật giải đáp chi tiết. Trong những chia sẻ tiếp sau đây, Luật Tân Hoàng sẽ thông tin chi tiết tới mọi người để giải đáp vấn đề này cũng như giải đáp một số các câu hỏi liên quan.

Thông tin về 5 hình thức tổ chức lại công ty

Tùy vào từng loại hình công ty cụ thể mà việc tổ chức lại doanh nghiệp là gì cũng sẽ có sự khác nhau. Điển hình dưới đây là 5 cách cải tạo lại công ty phổ biến được nhiều chủ doanh nghiệp áp dụng hiện nay.

1. Hình thức tách công ty

  • Theo Điều 199 của Luật Doanh nghiệp 2020 hiện hành thì tách doanh nghiệp được định nghĩa là việc Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới (sau đây gọi là công ty được tách) mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.
  • Ngoài ra, công ty bị tách phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ cũng như số lượng thành viên tham gia tương ứng với phần góp vốn, cổ phần. Cùng với đó là thông báo về số lượng thành viên giảm xuống đồng thời với đăng ký doanh nghiệp các công ty mới.
  • Chưa hết, sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, chịu trách nhiệm với các hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách. Ngoại trừ trường hợp công ty bị tách, công ty được tách, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thỏa thuận khác.
Và hình thức này cũng chỉ được áp dụng đối với công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn thì mới có hiệu quả pháp lý.
Thông tin về 5 hình thức tổ chức lại doanh nghiệp
Thông tin về 5 hình thức tổ chức lại doanh nghiệp

2. Hình thức chia công ty

  • Tại điều 198 của Luật Doanh nghiệp 2020 thì chia doanh nghiệp có thể hiểu là trường hợp Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể chia các tài sản, quyền và nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị chia) để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới.
  • Công ty bị chia chấm dứt tồn tại sau khi các công ty mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia hoặc thỏa thuận với chủ nợ, khách hàng và người lao động để một trong số các công ty đó thực hiện nghĩa vụ này. Các công ty mới đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp được phân chia theo nghị quyết, quyết định chia công ty.
Các công ty được chia lại chỉ áp dụng đối với công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn.

3. Tổ chức lại doanh nghiệp thông qua hợp nhất doanh nghiệp

  • Theo Điều 200 của Luật Doanh nghiệp 2020 hiện hành thì việc hợp nhất doanh nghiệp là các trường hợp hai hoặc một số công ty có thể hợp nhất thành một công ty mới. Sau khi hợp nhất thành công thì đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.
  • Việc tổ chức lại doanh nghiệp theo cách này là sự chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất, cũng như làm giảm số lượng doanh nghiệp trên thị trường.
  • Nôm na thì đây là một cách thức để tập trung thị trường. Khi tiến hành thì các công ty này “hòa quyện” vào nhau để cho ra một công ty mới cũng như chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất.
  • Tuy nhiên, sau khi đăng ký doanh nghiệp tức các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại thì công ty hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp nhưng cũng phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, giải quyết các vấn đề về hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất.
  • Và để hợp nhất thành công thì các công ty hợp nhất có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường. Ngoài ra, đại diện hợp pháp của công ty bị hợp nhất phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành hợp nhất. Ngoại trừ trường hợp pháp luật cạnh tranh có quy định khác thì sẽ được thông báo.

4. Tổ chức lại doanh nghiệp thông qua chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

  • Việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sẽ giúp cơ cấu lại doanh nghiệp với quy mô phát triển phù hợp hơn. Do đó, các công ty được chuyển đổi sẽ chấm dứt tồn tại hoặc kế thừa các quyền và lợi ích hợp pháp sau khi chuyển đổi lại doanh nghiệp. Chưa hết, công ty sau chuyển đổi còn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ, tất toán hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty.
  • Mục đích của việc làm này nhằm giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh hoặc hỗ trợ tăng khả năng huy động vốn. Trong các trường hợp muốn thay đổi chiến lược kinh doanh hay tham gia sâu rộng vào thị trường, giúp doanh nghiệp không phải đi đến giải thể do không đủ số lượng thành viên tối thiểu cũng có thể áp hình hình thức này.
  • Hiển nhiên, công ty được chuyển đổi sẽ kế thừa quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân tính từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân đứng tên chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ phát sinh xong trước ngày công ty được chuyển đổi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Phương pháp tổ chức lại doanh nghiệp thông qua chuyển đổi loại hình
Phương pháp tổ chức lại doanh nghiệp thông qua chuyển đổi loại hình

5. Tổ chức lại doanh nghiệp thông qua sáp nhập doanh nghiệp

Theo Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020 hiện hành thì sáp nhập doanh nghiệp là trường hợp một hoặc một số công ty có thể tiến hành sáp nhập vào một công ty khác thông qua việc chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang công ty nhận sáp nhập. Đồng thời công ty bị sáp nhập sẽ hiển nhiên bị chấm dứt sự tồn tại của mình.
Hệ quả pháp lý sau khi tổ chức lại doanh nghiệp bằng hình thức này là chấm dứt sự tồn tại các công ty bị sáp nhập. Còn các công ty được sáp nhập vẫn tồn tại và hoạt động như đăng ký.
Sau khi đăng ký doanh nghiệp mới hoàn tất, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp của công ty cùng tham gia. Đồng thời công ty mới sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, cùng giải quyết các hợp đồng lao động cũng như nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.
Tương tự với hình thức hợp nhất doanh nghiệp nếu trong trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty bắt buộc phải tiến hành thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi bắt đầu sáp nhập. Ngoại trừ trường hợp pháp luật cạnh tranh có quy định khác thì không phải làm.

Những đặc điểm của tổ chức lại doanh nghiệp

Việc tổ chức lại doanh nghiệp có những đặc điểm cơ bản như:

a. Về đối tượng thực hiện 

  • Đối tượng được tổ chức lại là doanh nghiệp bao gồm các doanh nghiệp trước và sau khi diễn ra hoạt động tổ chức lại và được gọi chung là doanh nghiệp được tổ chức lại.
  • Việc tổ chức lại doanh nghiệp được diễn ra ở tất cả các loại hình doanh nghiệp, xuất phát từ nhu cầu quản lý nhà nước cũng như yêu cầu điều chỉnh pháp luật. Mỗi hình thức tổ chức lại đều có thể chỉ được diễn ra ở một hoặc một số loại hình doanh nghiệp nhất định.
  • Như đã chia sẻ ở trên thì đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân thì có thể tổ chức lại thông qua chia, tách, sáp nhập hoặc hợp nhất doanh nghiệp. Chính vì thế tùy vào từng loại hình mà phương thức tổ chức sẽ có sự điều chỉnh.
Những đặc điểm của việc tổ chức lại doanh nghiệp
Những đặc điểm của việc tổ chức lại doanh nghiệp

b. Về tính chất của việc tổ chức lại

  • Bản chất của việc tổ chức lại doanh nghiệp là hoạt động làm thay đổi tư cách pháp lý cũng như quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể trong trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp hoặc tách doanh nghiệp thì sẽ làm hình thành doanh nghiệp mới, thậm chí là doanh nghiệp khác loại hình.
  • Còn trong trường hợp sáp nhập hay hợp nhất doanh nghiệp thì sẽ làm tăng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời khi tổ chức lại doanh nghiệp cũng có thể làm chấm dứt tư cách pháp lý của doanh nghiệp đó đối với các doanh nghiệp bị hợp nhất, doanh nghiệp bị chuyển đổi hoặc doanh nghiệp bị chia…

Mục đích của việc tổ chức lại doanh nghiệp là gì

  • Không phải tự nhiên mà việc tổ chức lại doanh nghiệp được áp dụng. Thông thường việc làm này sẽ diễn ra nhằm tạo ra hoặc tìm kiếm những điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đây cũng là cách nâng cao khả năng cạnh tranh và phát huy tối đa hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
  • Chưa hết, tổ chức lại doanh nghiệp cũng được áp dụng như một giải pháp để giải quyết được vấn đề mâu thuẫn nội bộ giữa chủ đầu tư doanh nghiệp để tránh doanh nghiệp rơi vào tình trạng giải thể hoặc phá sản.
  • Ngoài ra, việc thực hiện còn nhằm mục đích duy trì hoạt động doanh nghiệp khi công ty đó không đáp ứng được yêu cầu về số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật trong trường hợp áp dụng biện pháp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
Mục đích của tổ chức lại doanh nghiệp là gì
Mục đích của tổ chức lại doanh nghiệp là gì

Những câu hỏi về tổ chức lại doanh nghiệp

Bên cạnh những thông tin chia sẻ trên thì dưới đây là một số các thắc mắc về tổ chức lại doanh nghiệp chúng tôi đã nhận được trong tuần vừa qua. Các bạn có thể theo dõi để biết thêm các thông tin chi tiết.

Hồ sơ cần chuẩn bị những gì khi tổ chức lại doanh nghiệp

Để quá trình tổ chức lại diễn ra thuận lợi và không gặp khó khăn. Các bạn cần hoàn tất các loại giấy tờ sau trước khi tiến hành xin tổ chức lại:
  • Đầu tiên là cần có thông báo thay đổi nội dung về đăng ký doanh nghiệp;
  • Chuẩn bị hợp đồng sáp nhập;
  •  Chuẩn bị nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng tổ chức lại
  •  Nghị quyết và biên bản thông qua hợp đồng việc tổ chức lại doanh nghiệp

Được hay không việc tách công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần thành nhiều công ty cùng loại? 

Chiếu theo quy định tại luật Doanh nghiệp về định nghĩa của tách doanh nghiệp thì công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần hoàn toàn có thể tách công ty bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền và nghĩa vụ từ công ty hiện tại.
Thông qua đó có thể thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới mà không làm chấm dứt tồn tại của công ty bị tách. Tuy nhiên, sau khi thủ tục tách doanh nghiệp được hoàn tất thì công ty bị tách và công ty được tách phải bắt buộc liên đới cùng chịu trách nhiệm về những nghĩa vụ của công ty bị tách.
Một số các câu hỏi liên quan khác về tổ chức lại doanh nghiệp
Một số các câu hỏi liên quan khác về tổ chức lại doanh nghiệp

Tân Hoàng Invest – Đơn vị cung cấp dịch vụ tổ chức lại doanh nghiệp

  • Đến đây chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ Tổ chức lại doanh nghiệp là gì và cách tiến hành thực hiện. Tuy nhiên nếu mọi người cần có sự hỗ trợ và tư vấn cụ thể trong từng giai đoạn tiến hành thì có thể liên hệ ngay với Tân Hoàng Invest.
  • Được biết đến là một trong những đối tác uy tín của rất nhiều công ty, doanh nghiệp. Tân Hoàng Invest hỗ trợ các vấn đề pháp lý trọn gói theo yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra với đội ngũ luật sư uy tín, trách nhiệm, tin chắc rằng sẽ không khiến mọi người thất vọng.
  • Chưa hết, công ty còn hỗ trợ thành lập công ty trọn gói với mức giá vô cùng phù hợp và phải chăng. Chính vì thế nếu cần được hỗ trợ hay có bất cứ khó khăn nào hãy liên hệ ngay để được hỗ trợ giải quyết.

Kết luận:

Vừa rồi là tất tần tật những thông tin chia sẻ với bạn đọc về tổ chức lại doanh nghiệp là gì?. Mong rằng thông qua bài viết, mọi người đã có thể giải đáp những thắc mắc của bản thân. Đừng quên cập nhật những chia sẻ sắp tới để biết thêm nhiều hơn những giải đáp thú vị khác nhé.

Banner footer