Mẫu Dấu Doanh Nghiệp Theo Quy Định Mới Nhất Năm Nay

Trước khi quyết định đi vào ký kết hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp nào đấy, thì bất kỳ một cá nhân/ tổ chức nào cũng muốn hiểu rõ những thông tin về doanh nghiệp mình muốn hợp tác. Trong đó một vấn đề được nhiều người lưu tâm chính là con dấu mà doanh nghiệp lựa chọn sử dụng. Hãy cùng Luật Tân Hoàng tìm hiểu về mẫu dấu doanh nghiệp theo quy định mới nhất trong 2023 ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Mẫu dấu doanh nghiệp là gì?

Mẫu dấu doanh nghiệp (con dấu của doanh nghiệp) là một dấu hiệu đặc biệt, không bị trùng lặp nhằm mục đích để phân biệt giữa doanh nghiệp này và các doanh nghiệp khác. Kể từ ngày 01/07/2015, các công ty, doanh nghiệp được quyền chủ động trong việc quản lý và sử dụng mẫu dấu.

Mẫu dấu doanh nghiệp là gì?
Mẫu dấu doanh nghiệp là đặc trưng, không bị trùng lặp

Ngoài ra mẫu dấu doanh nghiệp còn là phương tiện đặc biệt được các doanh nghiệp sử dụng đóng lên giấy tờ, văn bản của mình. Con dấu này có ý nghĩa trong việc thể hiện vị trí pháp lý, đồng thời còn khẳng định giá trị pháp lý của các loại giấy tờ, văn bản được đóng lên. Nói cách khác, để có những giao dịch, hợp đồng của công ty, doanh nghiệp phát sinh hiệu lực thì phải được đóng dấu, nếu không có mẫu dấu thì xem như vô hiệu.

2. Quy định mới nhất về mẫu dấu doanh nghiệp

Dưới đây là những quy định mới nhất trong Luật doanh nghiệp mà các đơn vị, công ty cần nắm rõ khi tra cứu mẫu dấu doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

2.1 Mẫu dấu dưới hình thức chữ ký số là dấu của doanh nghiệp

Căn cứ theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã ghi nhận con dấu doanh nghiệp được tồn tại dưới 2 hình thức sau đây:

– Dấu được làm tại cơ sở khắc dấu;

– Dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Quy định này đã chính thức công nhận chữ ký số là mẫu dấu của doanh nghiệp. Nội dung này hoàn toàn đã được cập nhật mới so với quy định trong Luật Doanh nghiệp 2014.

Mẫu dấu dưới hình thức chữ ký số là dấu của doanh nghiệp
Chữ ký số cũng được xem là mẫu dấu của doanh nghiệp

Đồng thời chữ ký số cũng đã được Nghị định 130/2018/NĐ-CP giải thích khái niệm như sau: Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được mã hóa các dữ liệu, thông tin của một doanh nghiệp dùng để ký thay cho chữ ký trên các loại văn bản và tài liệu số thực hiện trong các giao dịch điện tử qua mạng internet.

Việc sử dụng chữ ký điện tử làm con dấu của công ty, doanh nghiệp góp phần cho doanh nghiệp có thêm sự lựa chọn trong việc sử dụng dấu thay vì chỉ dùng một loại con dấu khắc như hiện nay.

2.2 Doanh nghiệp không cần thông báo mẫu dấu trước khi sử dụng

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 44 của Luật Doanh nghiệp 2014, trước khi sử dụng, công ty, doanh nghiệp phải có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu cho cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Có thể thấy rằng, việc thông báo mẫu con dấu được xem là thủ tục bắt buộc.

Doanh nghiệp không cần phải thông báo mẫu dấu
Doanh nghiệp không cần phải thông báo mẫu dấu

Tuy nhiên trong Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã cải tiến bằng cách bỏ quy định trên. Như vậy, kể từ ngày 01/01/2021, các đơn vị, doanh nghiệp không cần thực hiện các thủ tục thông báo mẫu con dấu cho cơ quan đăng ký kinh doanh trước khi sử dụng.

Đây được xem là một quy định mới có tính tiến bộ, phù hợp trong việc đơn giản hóa những thủ tục hành chính, giúp các đơn vị, doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình thực hiện thủ tục có liên quan đến doanh nghiệp.

2.3 Không bắt buộc một số nội dung phải có trên mẫu dấu của doanh nghiệp

Luật Doanh nghiệp 2014 trước kia đã quy định các công ty, doanh nghiệp có quyền quyết định về số lượng, hình thức và nội dung của con dấu thế nhưng nội dung trên con dấu phải được thể hiện các thông tin sau:

  1. Tên doanh nghiệp;
  2. Mã số doanh nghiệp.

Cho đến khi ban hành Luật Doanh nghiệp 2020, những quy định bắt buộc về thông tin thể hiện trên nội dung con dấu cũng được bãi bỏ. Căn cứ theo khoản 2 Điều 43 của Luật Doanh nghiệp 2020 đã quy định: Doanh nghiệp sẽ quyết định loại dấu, hình thức số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp.

Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp sẽ được toàn quyền quyết định về nội dung trên con dấu mà mình sử dụng, không còn chịu ràng buộc bởi những quy định pháp luật.

Doanh nghiệp được toàn quyền quyết định con dấu
Doanh nghiệp được toàn quyền quyết định con dấu

Không chỉ vậy mà Luật Doanh nghiệp 2020 còn trao cho các đơn vị, doanh nghiệp quyền được quyết định loại dấu, hình thức, số lượng và nội dung dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp (nội dung này chưa được ghi nhận trực tiếp trong Luật Doanh nghiệp 2014).

Có thể thấy rằng với quy định mới này, các đơn vị, doanh nghiệp đang dần được làm chủ mẫu con dấu của chính mình, đồng thời việc tra cứu mẫu dấu doanh nghiệp cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn.

2.4 Những điểm mới trong quản lý, lưu giữ mẫu dấu của doanh nghiệp

Theo Khoản 3 Điều 44 trong Luật Doanh nghiệp 2014 đã quy định về việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu sẽ được thực hiện theo như quy định trong Điều lệ công ty.

Trong bộ Luật Doanh nghiệp 2020 đã có những điểm mới ở việc bổ sung thêm căn cứ thực hiện. Theo đó, việc quản lý và lưu giữ con dấu được thực hiện theo quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành.

Những điểm mới trong việc quản lý, lưu giữ mẫu dấu doanh nghiệp
Những điểm mới trong việc quản lý, lưu giữ mẫu dấu doanh nghiệp

Nếu như trong Luật Doanh nghiệp 2014 quy định con dấu chỉ được quản lý và lưu giữ theo như Điều lệ công ty thì tại Khoản 3 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020, các chi nhánh, văn phòng đại diện hay đơn vị khác của doanh nghiệp cũng có thể tự ban hành quy chế trong việc sử dụng con dấu của mình.

Không chỉ vậy mà quy định mới còn hạn chế những trường hợp sử dụng dấu của doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp 2014 hiện đang cho phép con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu. Nhưng kể từ ngày 01/01/2021, hai bên trong giao dịch sẽ không được thỏa thuận về việc sử dụng con dấu mà chỉ được sử dụng con dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.

Việc nắm rõ những quy định mới được cập nhật trong Luật doanh nghiệp 2020 về mẫu dấu doanh nghiệp là vô cùng quan trọng và cần thiết. Hy vọng bài viết trên giúp ích cho các đơn vị, doanh nghiệp trong việc ký kết hợp đồng và kịp thời nắm bắt những quy định mới theo pháp luật hiện hành. Nếu vẫn còn bất kì câu hỏi nào khác, hãy liên hệ với Luật Tân Hoàng thông qua Website: https://luattanhoang.com/ hoặc Fanpage:   https://www.facebook.com/luatsutanhoang để được tư vấn nhanh nhất nhé.

Banner footer