Trước khi thành lập công ty, việc đặt tên cho công ty là vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, bạn đặt tên doanh nghiệp sao cho bao hàm hết được những ngành nghề mũi nhọn của công ty, và tên đặt thế nào để tạo được thương hiệu mạnh. Hiểu được sự quan trong này, Luật Tân Hoàng Invest gửi tới bạn những quy định về cách đặt tên công ty theo quy định của pháp luật.
I. Tên doanh nghiệp
- Tên doanh nghiệp phải viết được bằng các chữ cái trong Bảng chữ cái tiếng Việt, có thể kèm theo các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, phát âm được và bao gồm hai thành tố sau đây:
- a) Loại hình doanh nghiệp, bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, cụm từ trách nhiệm hữu hạn có thể viết tắt là TNHH; công ty cổ phần, cụm từ cổ phần có thể viết tắt là CP; công ty hợp danh, cụm từ hợp danh có thể viết tắt là HD; doanh nghiệp tư nhân, cụm từ tư nhân có thể viết tắt là TN;
- b) Tên riêng của doanh nghiệp.
- VD: Tên doanh nghiệp:Công ty TNHH Tư Vấn Xúc Tiến Đầu Tư Tân Hoàng
- Doanh nghiệp chỉ được sử dụng ngành, nghề kinh doanh, hình thức đầu tư để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp có đăng ký ngành, nghề đó hoặc thực hiện đầu tư theo hình thức đó.
- Tên tập đoàn kinh tế nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
- VD: TẬP ĐOÀN VINASHINE, TẬP ĐOÀN VINALINE, TẬP ĐOÀN SÔNG ĐÀ
II. Tên trùng và tên gây nhầm lẫn
1. Tên trùng là trường hợp tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được viết và đọc bằng tiếng Việt hoàn toàn giống với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.
2. Các trường hợp sau đây được coi là gây nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp khác:
2. Các trường hợp sau đây được coi là gây nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp khác:
- a) Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;
- VD: Công ty TNHH Tư Vấn CO B = Công ty TNHH Tư Vấn KO B
- b) Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên doanh nghiệp đã đăng ký bởi ký hiệu “&”; ký hiệu “-” ; chữ “và”;
- VD: Công ty TNHH Tư Vấn AB = Công ty TNHH Tư Vấn A & B
- c) Tên viết tắt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp khác đã đăng ký;
- d) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp khác đã đăng ký;
- đ) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi một hoặc một số số tự nhiên, số thứ tự hoặc một hoặc một số chữ cái tiếng Việt (A, B, C,…) ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó, trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là doanh nghiệp con của doanh nghiệp đã đăng ký;
- VD: Công ty TNHH Tư Vấn Xúc Tiến Đầu Tư Việt Nam = Công ty TNHH Tư Vấn Xúc Tiến Đầu Tư Việt Nam 02.
- e) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước, hoặc “mới” ngay sau tên của doanh nghiệp đã đăng ký;
- VD: Công ty TNHH Tư Vấn Xúc Tiến Đầu Tư Việt Nam = Công ty TNHH Tư Vấn Xúc Tiến Đầu Tư Tân Việt Nam
- g) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi các từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc các từ có ý nghĩa tương tự; trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là doanh nghiệp con của doanh nghiệp đã đăng ký;
- VD: Công ty Tư Vấn Xúc Tiến Đầu Tư Việt Hoa = Công ty Tư Vấn Xúc Tiến Đầu Tư Việt Hoa Miền Bắc.
- h) Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.
IV. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
- Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt, có thể kèm theo các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, phát âm được.
- Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải mang tên doanh nghiệp đồng thời kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với đăng ký thành lập chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với đăng ký thành lập văn phòng đại diện, hình thức tổ chức của địa điểm kinh doanh.
- VD: Công ty Tư Vấn Xúc Tiến Đầu Tư Tân Hoàng – Chi nhánh Thành Phố Hà Nội
- Công ty Tư Vấn Xúc Tiến Đầu Tư Tân Hoàng – VPDD Thành Phố Hà Nội
- Đối với những doanh nghiệp nhà nước khi chuyển thành đơn vị hạch toán phụ thuộc do yêu cầu tổ chức lại thì được phép giữ nguyên tên doanh nghiệp nhà nước trước khi tổ chức lại.
- Trên đây là những VD cụ thể tưng trường hợp về quy định đặt tên của pháp luât, các bạn chưa hiểu rõ đừng ngại hãy goi ngay cho chúng tôi để được tư vấn tốt hơn.
- giám đốc, tổng giám đốc, điều lệ công ty, trụ sở chính công ty, vốn đầu tư, ngân hàng, vay vốn, nợ, lãi suất, lợi nhuận, cổ tức, cổ phần, chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch, chủ sở hữu, vốn ngắn hạn, vốn trung hạn, vốn dài hạn.
Bài viết liên quan khác
Danh sách các ngành nghề kinh doanh không điều kiện mới nhất
Quy định và các mẫu giấy chứng nhận mã số thuế liên quan
Quy trình, điều kiện, thủ tục thành lập công ty giáo dục mầm non
Điều kiện và Thủ tục xin giấy phép thành lập công ty cầm đồ
Thành lập công ty đấu giá tài sản điều kiện và các thủ tục liên quan
Tư vấn thủ tục thành lập công ty cho thuê tài chính
Thành lập công ty tiếng anh theo luật doanh nghiệp mới nhất
Tìm Hiểu Quy Trình Thành Lập Công Ty Thương Mại Đơn Giản