Giấy chứng nhận góp vốn công ty cổ phần là mẫu được lập ra nhằm mục đích công nhận việc góp vốn của một cá nhân/ tập thể hay một doanh nghiệp nào đó đã góp phần vốn đầu tư vào công ty, doanh nghiệp. Có rất nhiều quy định về vấn đề này mà các đơn vị, doanh nghiệp cần nắm rõ để thực hiện đúng theo pháp luật hiện hành. Trong bài viết sau đây, Luật Tân Hoàng sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết mới nhất, tham khảo ngay.
1. Giấy chứng nhận góp vốn là gì?
Giấy chứng nhận góp vốn công ty cổ phần không chỉ ghi nhận lại số vốn mà cá nhân/ tổ chức góp vào mà còn là giấy tờ nhằm xác nhận tư cách thành viên của cá nhân/ tổ chức đó tại doanh nghiệp.
Việc cấp giấy chứng nhận góp vốn cổ phần sẽ được thực hiện trong những trường hợp như sau:
- Cấp mới Giấy chứng nhận góp vốn: Tại thời điểm cá nhân, tổ chức góp đủ phần vốn góp sẽ được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp tương ứng với giá trị phần vốn đã góp. Các trường hợp công ty cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp mới:
- Thành viên tham gia góp vốn thành lập công ty;
- Thành viên chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp cho cá nhân, tổ chức khác;
- Những trường hợp được cấp giấy chứng nhận góp vốn
- Công ty tiếp nhận thêm thành viên mới, làm tăng vốn điều lệ của công ty.
- Cấp lại Giấy chứng nhận phần vốn góp: Trường hợp Giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác, thành viên góp vốn sẽ được cấp lại Giấy chứng nhận phần vốn góp.
Như vậy có thể hiểu rằng mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp công ty cổ phần chính là mẫu giấy được các công ty cổ phần lập ra nhằm phục vụ mục đích chứng nhận về việc vốn góp của công ty đó. Đây là một văn bản có ý nghĩa vô cùng quan trọng để có thể đảm bảo quyền lợi của các chủ thể – những người đã góp số vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Hiện nay, mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty cổ phần được sử dụng rất phổ biến ở những công ty cổ phần và sở hữu vai trò to lớn đối với doanh nghiệp.
2. Nội dung của Giấy chứng nhận góp vốn
Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau, nội dung của Giấy chứng nhận góp vốn cũng có sự khác biệt. Căn cứ theo khoản 6, điều 47 của Luật Doanh Nghiệp 2020, nội dung trong Giấy chứng nhận góp vốn hầu hết sẽ được thể hiện như sau:
“Giấy chứng nhận phần vốn góp phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
- b) Vốn điều lệ của công ty;
- Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức;
- Phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp của thành viên;
đ) Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;
- Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.
- Trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác, thành viên được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều lệ công ty.”
3. Mẫu giấy chứng nhận góp vốn
Hiện nay công ty cổ phần thực hiện cấp giấy chứng nhận góp vốn cho các cổ đông để chứng minh việc các cổ đông này đã mua bao nhiêu cổ phần, sở hữu bao nhiêu cổ phần và cả thời gian góp vốn vào công ty. Nếu các doanh nghiệp, công ty vẫn chưa biết trình bày mẫu giấy chứng nhận góp vốn thành lập công ty cổ phần thì hãy tham khảo ngay mẫu giấy sau của Luật Tân Hoàng đã chuẩn bị dưới đây.
CÔNG TY CỔ PHẦN ……… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ______________ |
Số: … /CNGV – … | …, ngày … tháng … năm… |
GIẤY CHỨNG NHẬN GÓP VỐN
CÔNG TY CỔ PHẦN …………………………….
Mã số doanh nghiệp: …………….. do Sở Kế hoạch Đầu tư ……….. cấp ngày ……………..
Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………….
Vốn điều lệ: ……………… đồng (……..…………….. tỷ đồng Việt Nam).
Tổng số cổ phần: ………….. cổ phần (…………….. cổ phần).
+ Cổ phần cổ đông sáng lập đã mua: …………… cổ phần (……………. cổ phần).
+ Cổ phần chào bán: 0 cổ phần
Loại cổ phần:
+ Cổ phần phổ thông: …………….. cổ phần (……………. cổ phần).
+ Cổ phần ưu đãi: 0 cổ phần
Mệnh giá cổ phần : ……………… VNĐ (…………….. đồng Việt Nam).
Cấp cho ……………….
Họ và tên: ………………………………………….. | Giới tính: ……………….. | ||||
Sinh ngày: ………………….. | Dân tộc: ……… | Quốc tịch: ……………. | |||
Số CMND: ……………. Nơi cấp: ………………..……. cấp ngày: …………….. | |||||
Hộ khẩu thường trú: | …………………………………………………… | ||||
Chỗ ở hiện tại: | ……………………………………………………….. |
………………….. góp ………………. đồng (……………. đồng Việt Nam), tương ứng ………….. cổ phần (…………. cổ phần), chiếm …………..% tổng vốn điều lệ Công ty.
XÁC NHẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN …………………..
4. Quy định xử phạt đối với công ty, doanh nghiệp không cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên
Căn cứ nội dung tại Điều 52 của Nghị định 122/2021/NĐ-CP đã quy định xử phạt đối với công ty, doanh nghiệp không cấp giấy chứng nhận góp vốn công ty cổ phần như sau:
“Điều 52. Vi phạm khác liên quan đến tổ chức, quản lý doanh nghiệp
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Bổ nhiệm người không được quyền quản lý doanh nghiệp giữ các chức danh quản lý doanh nghiệp;
b) Bổ nhiệm người không đủ tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc (Tổng Giám đốc).
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên công ty;
b) Không lập sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông phát hành cổ phiếu;
c) Không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, không viết hoặc gắn tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;
d) Không lưu giữ các tài liệu tại trụ sở chính hoặc địa điểm khác được quy định trong Điều lệ công ty.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc miễn nhiệm chức danh quản lý của người không được quyền quản lý doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc miễn nhiệm chức danh Giám đốc (Tổng Giám đốc) đối với người không đủ tiêu chuẩn và điều kiện đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Buộc cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên công ty theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
d) Buộc lập sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
đ) Buộc gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, viết hoặc gắn tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.”
Theo như các quy định trên thì đối với hành vi công ty không thực hiện cấp giấy chứng nhận góp vốn cho các thành viên của công ty thì sẽ bị xử phạt hành chính đến 50 triệu đồng.
Thế nhưng đối với những công ty cổ phần thì người góp vốn vào công ty sẽ được gọi là cổ đông. Khái niệm thành viên công ty chỉ hợp lệ ở những công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và các công ty hợp danh.
Dựa vào đó có thể thấy rằng pháp luật hiện nay không có quy định về việc xử phạt công ty cổ phần không thực hiện cấp giấy chứng nhận góp vốn công ty cổ phần cho các cổ đông.
Trên đây là những thông tin chi tiết về giấy chứng nhận góp vốn công ty cổ phần mà chúng tôi đã tổng hợp để gửi đến bạn. Nếu vẫn còn bất kì câu hỏi nào khác, hãy liên hệ với Luật Tân Hoàng Invest
Bài viết liên quan khác
Danh sách các ngành nghề kinh doanh không điều kiện mới nhất
Quy định và các mẫu giấy chứng nhận mã số thuế liên quan
Quy trình, điều kiện, thủ tục thành lập công ty giáo dục mầm non
Điều kiện và Thủ tục xin giấy phép thành lập công ty cầm đồ
Thành lập công ty đấu giá tài sản điều kiện và các thủ tục liên quan
Tư vấn thủ tục thành lập công ty cho thuê tài chính
Thành lập công ty tiếng anh theo luật doanh nghiệp mới nhất
Tìm Hiểu Quy Trình Thành Lập Công Ty Thương Mại Đơn Giản