Thành lập công ty chuyển phát nhanh cần đáp ứng điều kiện, hoàn tất hồ sơ và thủ tục như thế nào là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp. Ngay sau đây, hãy cùng Luật Tân Hoàng làm rõ từng nội dung để trang bị thêm kinh nghiệm khi có nhu cầu đầu tư vào lĩnh vực này.
Cơ sở pháp lý để thành lập công ty chuyển phát nhanh
Để thành lập công ty chuyên cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh, doanh nghiệp cần lưu ý những cơ sở pháp lý sau:.
- Luật Doanh nghiệp 2020.
- Luật Bưu chính 2010.
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP ban hành ngày 19/05/2015 về Đăng ký doanh nghiệp.
- Nghị định 47/2011/NĐ-CP ban hành ngày 17/06/2011 về Quy định chi tiết thi hành một số nội dung trong luật Bưu chính.
Quy trình để thành lập công ty chuyển phát nhanh chi tiết
Quy trình thanh lap cong ty chuyển phát nhanh không quá phức tạp nhưng gồm khá nhiều công đoạn. Do đó, doanh nghiệp cần chú ý hoàn tất chính xác từng bước để quá trình đăng ký diễn ra thành công như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ cần thiết
Hồ sơ doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ khi có nhu cầu thành lập công ty hoạt động về lĩnh vực chuyển phát nhanh gồm:
- Giấy đề nghị cấp phép thành lập doanh nghiệp.
- Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, hộ chiếu hay giấy tờ chứng minh tư cách cá nhân tương đương nếu chủ sở hữu doanh nghiệp là cá nhân. Đối với chủ sở hữu là tổ chức thì phải cung cấp bản sao chứng minh nhân dân/căn cước công dân, hộ chiếu của các thành viên hoặc cổ đông kèm theo quyết định thành lập, giấy phép đăng ký doanh nghiệp.
- Danh sách toàn bộ thành viên hoặc cổ đông của công ty chuẩn bị thành lập.
- Điều lệ công ty.
- Nếu doanh nghiệp cho người đại diện thực hiện thủ tục thì phải có văn bản ủy quyền.
Bước 2: Nộp hồ sơ đã hoàn thiện lên Sở Kế hoạch và Đầu tư
Sau khi có đủ giấy tờ cần thiết, doanh nghiệp đem hồ sơ lên Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư để nộp. Đợi khoảng 3 – 6 ngày, doanh nghiệp có thể lấy được giấy phép đăng ký kinh doanh hợp lệ.
Tuy nhiên, để đảm bảo nhận được giấy phép đăng ký, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ chính xác, đầy đủ và hợp lệ. Bởi chỉ cần có một loại giấy tờ sai, Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng không chấp nhận. Đồng thời trả lời lý do rõ ràng bằng văn bản gửi về cho doanh nghiệp.
Bước 3: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày
- Trong vòng tối đa 30 ngày kể từ khi nhận được giấy cấp phép đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần thực hiện việc công bố nội dung đăng ký lên cổng thông tin điện tử quốc gia theo quy định. Nếu không tuân thủ, mức xử phạt hành chính áp dụng đối với doanh nghiệp là từ 10 triệu đến 15 triệu đồng.
Bước 4: Xin cấp giấy chứng nhận kinh doanh bưu chính, chuyển phát nhanh
Công ty sẽ chính thức đi vào hoạt động khi doanh nghiệp hoàn tất việc xin giấy phép kinh doanh, chuyển phát nhanh. Trong hồ sơ đề nghị cấp phép bao gồm:
- Giấy đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ bưu chính của Bộ Thông Tin – Truyền thông.
- Bản sao giấy chứng nhận đầu tư hoạt động bưu chính hoặc đăng ký kinh doanh hoạt động bưu chính tại Việt Nam. Hồ sơ này do doanh nghiệp tự đóng dấu xác nhận và chịu trách nhiệm về tính xác thực.
- Dự thảo điều lệ công ty.
- Phương án kinh doanh.
- Mẫu hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp sao cho phù hợp với quy định của pháp luật.
- Mẫu biểu trưng, ký hiệu đặc thù, nhãn hiệu hoặc một vài yếu tố khác thuộc hệ thống nhận diện của doanh nghiệp được thể hiện rõ trên bưu gửi.
- Bảng giá cước về từng dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp.
- Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ bưu chính công bố áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính
- Quy định về mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp phát sinh thiệt hại, quy trình giải quyết khiếu nại của khách hàng, thời hạn giải quyết khiếu nại phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;
- Thỏa thuận với doanh nghiệp khác, đối tác nước ngoài bằng tiếng Việt, đối với trường hợp hợp tác cung ứng một, một số hoặc tất cả các công đoạn của dịch vụ bưu chính đề nghị cấp phép;
- Giấy tờ khác liên quan.
Bước 5: Khắc con dấu của doanh nghiệp và công bố
Tương tự như nhiều loại hình thành lập công ty tại Hà Nội khác, công ty chuyển phát nhanh cũng cần sở hữu con dấu riêng. Hình thức và số lượng con dấu do doanh nghiệp tự quản lý và sử dụng
Bước 6: Đăng ký chữ ký số phục vụ việc đóng thuế
- Doanh nghiệp tiến hành mua chữ ký số theo đúng quy định của pháp luật. Sau đó, kế toán làm việc tại doanh nghiệp sẽ sử dụng chữ ký số này để đóng thuế trực tuyến định kỳ cho doanh nghiệp.
Bước 7: Góp vốn vào công ty
- Công ty hoạt động trong lĩnh vực chuyển phát nhanh có thể góp vốn bằng tiền Việt Nam, tiền ngoại tệ, tài sản giá trị (ô tô, đất,…) hoặc tài sản sở hữu trí tuệ, bí quyết kinh doanh,… Miễn sao những thứ góp vốn vào được đánh giá là phù hợp. Thời hạn góp vốn tối đa kể từ ngày có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà doanh nghiệp cần hoàn thành là 90 ngày. Theo đó các thành viên hay cổ đông phải góp đủ số vốn đã cam kết lúc đầu. Nếu không góp đủ vốn, doanh nghiệp cần làm thêm thủ tục thay đổi vốn điều lệ để tránh bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính.
Bước 8: Mở tài khoản ngân hàng
- Để thực hiện những hoạt động liên quan đến tiền, doanh nghiệp cần đăng ký một tài khoản ngân hàng riêng. Khi ra ngân hàng mở tài khoản, chủ doanh nghiệp mang theo con dấu, giấy phép đăng ký kinh doanh và chứng minh nhân dân/căn cước công dân cá nhân.
Bước 9: Khai thuế và đặt in hóa đơn
- Sau 30 ngày kể từ ngày thành lập cty cổ phần chuyển phát nhanh, doanh nghiệp cần mua chữ ký số, nộp lệ phí môn bài và tờ khai đi kèm. Với doanh nghiệp có nhu cầu xuất hóa đơn thì làm hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ – CP ban hành ngày 19/10/2020 quy định về hóa đơn chứng từ Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp phải kê khai và nộp một số loại thuế sau:
- Thuế giá trị gia tăng
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế thu nhập cá nhân
Bước 10: Thuê kế toán viên hoặc sử dụng dịch vụ kế toán
- Ngay sau khi thành lập công ty chuyển phát nhanh, doanh nghiệp cần thuê kế toán viên. Nếu chưa thuê được kế toán để kê khai và nộp các tờ khai thuế trong những ngày đầu, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ của Luật Tân Hoàng. Khi đó, việc kê khai thuế ban đầu sẽ được đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Điều kiện để thành lập công ty chuyển phát nhanh và ngành nghề đăng ký kinh doanh
- Dưới đây là những điều kiện bắt buộc khi thành lập doanh nghiệp chuyển phát nhanh:
Điều kiện kinh doanh
Theo quy định của pháp luật, kinh doanh chuyển phát nhanh thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vậy nên muốn thành lập công ty cung cấp dịch vụ này, doanh nghiệp cần chú ý những điều kiện sau:
- Đáp ứng mức vốn tối thiểu quy định với doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề chuyển phát nhanh. Trong đó, đối với doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thuộc phạm vi trong nước thì vốn cần có là 2 tỷ đồng. Còn doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thuộc phạm vi quốc tế thì vốn là 5 tỷ đồng.
- Phương án kinh doanh phù hợp, thỏa mãn đủ yêu cầu chung về nhân sự.
- Phương án đảm bảo an toàn thông tin, sản phẩm, hàng hóa của khách hàng.
- Phương án triển khai kinh doanh đính kèm với bảng phí dịch vụ chi tiết dựa trên chất lượng của dịch vụ doanh nghiệp mang lại.
Điều kiện mã ngành nghề
Khi thành lập một công ty chuyển phát nhanh, doanh nghiệp phải lựa chọn và đăng ký ngành nghề kinh doanh có liên quan. Sau đây là những ngành nghề doanh nghiệp có thể tham khảo:
Ngành nghề | Mã ngành |
Chuyển phát:
|
5320 |
Bưu chính:
|
5310 |
3 lưu ý quan trọng khi thành lập công ty chuyển phát nhanh
Ngoài quy trình hoàn tất thủ tục cần thiết, doanh nghiệp muốn thành lập một công ty chuyển phát nhanh còn phải ghi nhớ 3 lưu ý sau:
Chọn địa chỉ đặt công ty
Địa chỉ đặt công ty quy định đối với doanh nghiệp chuyển phát nhanh là địa chỉ xác định cụ thể nằm trong lãnh thổ Việt Nam. Tuyệt đối không được sử dụng địa chỉ công ty giả. Đồng thời địa chỉ trụ sở công ty sẽ không đặt được tại nhà chung cư chỉ để ở hay khu tập thể mục đích sử dụng chung. Như vậy, doanh nghiệp chỉ có thể lấy địa chỉ nhà riêng hoặc thuê văn phòng để đặt địa chỉ.
Đặt tên cho công ty
Tên công ty chuyển phát nhanh được coi là đúng với quy định của pháp luật khi đáp ứng những điều kiện sau:
- Tên không bị trùng hoặc nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước.
- Trong một phần hoặc toàn bộ tên của công ty không xuất hiện tên cơ quan nhà nước, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân. Trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.
- Cấm dùng ký hiệu, từ ngữ vi phạm đạo đức, văn hóa, truyền thống lịch sử và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
- Tên bao gồm đủ tên riêng và loại hình kinh doanh.
Người đại diện theo pháp luật
Trong công ty chuyển phát nhanh, người đại diện pháp luật chiếm vai trò quan trọng. Bởi đây chính là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hoạt động kinh doanh của mình. Ngoài ra, người này còn đại diện cho doanh nghiệp với tư cách bị đơn, nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Tòa án, Trọng tài và pháp luật. Vì vậy, doanh nghiệp cần chọn ra một người có đủ năng lực chuyên môn, kinh nghiệm, khả năng để đặt niềm tin.
Thông thường, vị trí người đại diện pháp luật của công ty chuyển phát nhanh sẽ là chủ doanh nghiệp, tổng giám đốc, giám đốc, chủ tịch hay người quản lý đảm nhận. Số lượng người đại diện có thể là 1 hoặc nhiều hơn căn cứ vào mô hình hoạt động của công ty. Trên đây là những thông tin hữu ích giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về quy trình thành lập công ty chuyển phát nhanh. Nếu vẫn còn bất kỳ vướng mắc nào, doanh nghiệp hãy liên hệ trực tiếp với Luật Tân Hoàng để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Bài viết liên quan khác
Quy trình, thủ tục, dịch vụ thành lập công ty, doanh nghiệp giá rẻ nhất tại Hà Nội
Thành lập công ty cổ phần: Điều kiện & thủ tục theo quy định
Hồ Sơ, Thủ Tục Thành Lập Công Ty Holding Mới Nhất Năm 2023
Thành Lập Công Ty Tổ Chức Sự Kiện – Thủ Tục Và Hướng Dẫn Chi Tiết Nhất
Thủ tục thành lập công ty quản lý quỹ mới nhất 2023
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (MỚI 2023)
Điều kiện thành lập công ty tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình, kiểm định xây dựng
Tư vấn Thành lập doanh nghiệp công ty xây dựng