Trong những năm gần đây, lĩnh vực tổ chức sự kiện đã trải qua một sự phát triển không ngừng và ngày càng khẳng định được vị trí quan trọng trong ngành dịch vụ. Đây là sự lựa chọn hàng đầu của những bạn trẻ tràn đầy năng lượng, tài năng sáng tạo và đam mê thể hiện bản thân. Tuy nhiên, để thành lập một công ty tổ chức sự kiện thành công, cần tuân thủ các quy định và chuẩn bị hồ sơ theo đúng quy định pháp luật. Hôm nay, hãy cùng Luật Tân Hoàng tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
1. Công ty tổ chức sự kiện là gì?
- Hiện nay, số lượng sự kiện được tổ chức ngày càng tăng, và yêu cầu về chất lượng cũng đang ngày càng tăng lên. Điều này đã dẫn đến sự phát triển của các công ty tổ chức sự kiện, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Vậy, công ty tổ chức sự kiện là gì?
- Công ty tổ chức sự kiện là một doanh nghiệp đã được cấp giấy phép kinh doanh, và nhiệm vụ chính của họ là thực hiện một loạt công việc liên quan đến việc tổ chức sự kiện hoặc chương trình theo thỏa thuận với khách hàng. Các sự kiện này có thể thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như thương mại, giải trí, thể thao, kinh doanh, hoặc cả những sự kiện gắn kết tình cảm.
- Công việc của công ty tổ chức sự kiện bao gồm việc lên ý tưởng, thiết kế kịch bản, thực hiện thiết kế, triển khai và tổ chức sự kiện thực tế. Một sự kiện thành công có thể tạo ra các mối quan hệ kinh doanh, cải thiện tình hình hợp tác, và giúp tăng hiểu biết của người tiêu dùng về sản phẩm hoặc dịch vụ, từ đó thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
2. Điều kiện mở công ty tổ chức sự kiện
- Tổ chức sự kiện là một hoạt động phổ biến trong doanh nghiệp Việt Nam. Phần lớn trong lĩnh vực này chỉ đòi hỏi thành lập công ty và khởi đầu kinh doanh mà không đòi hỏi giấy phép đặc biệt. Để bắt đầu kinh doanh trong lĩnh vực tổ chức sự kiện, việc tìm hiểu các điều kiện thiết yếu để thành lập công ty tổ chức sự kiện.
2.1. Điều kiện chủ sở hữu
Để thành lập một công ty tổ chức sự kiện, chủ sở hữu cũng cần tuân thủ một số điều kiện cụ thể. Theo quy định của Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020, tổ chức và cá nhân có thể thành lập và quản lý doanh nghiệp, trừ một số trường hợp sau:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước.
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác.
- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân.
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
- Trong trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp cần phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Như vậy, nếu tổ chức hoặc cá nhân không thuộc vào các trường hợp nêu trên, họ đã đáp ứng điều kiện để thành lập một công ty tổ chức sự kiện.
2.2. Điều kiện về ngành nghề khi đăng ký
- Khoản 1 của Điều 7 trong Luật Doanh nghiệp 2020 quy định rằng doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành, lĩnh vực mà luật không cấm.
- Tổ chức sự kiện là một trong những ngành nghề không bị cấm bởi pháp luật, và không đòi hỏi bất kỳ điều kiện cụ thể nào.
- Do đó, để thành lập một công ty tổ chức sự kiện, bạn chỉ cần có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, và sau đó bạn có thể bắt đầu hoạt động kinh doanh của công ty.
- Tuy nhiên, bạn cần chắc chắn rằng lĩnh vực kinh doanh mà bạn dự kiến sẽ đăng ký phải tương ứng với mã ngành trong hệ thống ngành nghề kinh tế của Việt Nam, như được quy định trong phụ lục I của Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg.
- Một số ví dụ về mã ngành cho các công ty tổ chức sự kiện có thể bao gồm: Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại (mã 8230); Hoạt động sáng tạo, nghệ thuật và giải trí (mã 9000), Quảng cáo (mã 7310);…
2.3. Điều kiện về tên công ty
Việc lựa chọn tên cho công ty tổ chức sự kiện cũng đòi hỏi tuân thủ một số quy định quan trọng.
Pháp luật quy định cụ thể về tên doanh nghiệp, đảm bảo sự phù hợp với văn hóa và truyền thống Việt Nam, và tránh nhầm lẫn với các công ty khác.
Theo Điều 37 của Luật Doanh nghiệp, tên doanh nghiệp gồm hai phần theo thứ tự sau:
- Loại hình doanh nghiệp: Loại hình doanh nghiệp được ký hiệu là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” cho công ty trách nhiệm hữu hạn; “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” cho công ty cổ phần; “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” cho công ty hợp danh; “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” cho doanh nghiệp tư nhân.
- Tên riêng: Tên riêng được viết bằng chữ cái tiếng Việt, các chữ số, và các ký hiệu, bỏ đi các chữ F, J, Z, W.
Ví dụ: “CÔNG TY TNHH TỔ CHỨC SỰ KIỆN LQH”.
Ở đây, “CÔNG TY TNHH” biểu thị loại hình doanh nghiệp, “LQH” là tên riêng, và “TỔ CHỨC SỰ KIỆN” giúp mô tả lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của công ty.
Tuy nhiên, cũng có những hạn chế về việc đặt tên doanh nghiệp:
- Không được đặt tên giống hoặc tạo sự nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã được đăng ký, như quy định tại Điều 41 của Luật Doanh nghiệp.
- Không sử dụng tên đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước, tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, để làm toàn bộ hoặc chỉ một phần tên riêng của công ty, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
- Không được sử dụng ký hiệu, từ ngữ vi phạm truyền thống văn hóa, đạo đức, lịch sử và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
2.4. Điều kiện về trụ sở chính
Địa chỉ của công ty tổ chức sự kiện không chỉ là nơi hoạt động kinh doanh mà còn ảnh hưởng đến việc quản lý thuế.
Chọn điểm đặt trụ sở công ty là một quyết định quan trọng đối với hoạt động kinh doanh. Đây là nơi giao dịch, làm việc của toàn bộ nhân viên và cán bộ trong công ty.
Luật Doanh nghiệp 2020 cũng đề cập chi tiết đến yêu cầu về địa chỉ công ty:
- Trụ sở chính của doanh nghiệp phải nằm trên lãnh thổ Việt Nam, xác định dựa trên địa giới của đơn vị hành chính, có số điện thoại, số fax, và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
- Ngoài ra, theo Điều 3 của Luật Nhà Ở năm 2014 và Công văn số 2544/BXD-QLN của Bộ Xây dựng, công ty không được phép đặt trụ sở tại các khu chung cư hoặc nhà tập thể.
2.5. Điều kiện về vốn
- Việc lựa chọn mức vốn điều lệ cho công ty tổ chức sự kiện hoàn toàn linh hoạt vì không có quy định nào về mức vốn tối thiểu hoặc tối đa từ phía luật. Doanh nghiệp có quyền tự do đưa ra quyết định dựa trên nhu cầu và khả năng tài chính của mình.
- Việc xác định mức vốn điều lệ cần phù hợp với thực tế kinh doanh của công ty là điều quan trọng. Nếu mức vốn điều lệ đăng ký quá thấp, mặc dù không bị cấm bởi luật, công ty có thể gặp khó khăn trong quá trình giao dịch và tương tác với đối tác kinh doanh, ngân hàng, hoặc cơ quan thuế. Điều này có thể dẫn đến sự thiếu tin tưởng từ phía đối tác và gây trở ngại trong quá trình kinh doanh.
3. Kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty tổ chức sự kiện
Sau nhiều năm kinh nghiệm trong việc thành lập công ty tổ chức sự kiện, chúng tôi muốn chia sẻ với bạn những tài liệu cần chuẩn bị theo quy định hiện hành để thanh lap cong ty gia re nhat:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên hoặc cổ đông của công ty (đối với công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn có ít nhất hai thành viên).
- Bản sao hợp lệ của các giấy tờ sau đây:
- Thứ nhất, một trong các giấy tờ pháp lý của cá nhân quy định tại Điều 11 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP đối với trường hợp người sáng lập doanh nghiệp là cá nhân;
- Thứ hai, quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ pháp lý của cá nhân quy định tại Điều 11 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người sáng lập doanh nghiệp là tổ chức;
- Thứ ba, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp công ty được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức.
- Văn bản ủy quyền (đối với người nộp hồ sơ không phải là đại diện hợp pháp của công ty).
Số lượng hồ sơ cần chuẩn bị: 01 bộ.
4. Thủ tục để thành lập doanh nghiệp tổ chức sự kiện
4.1. Chuẩn bị và nộp hồ sơ
Theo loại hình doanh nghiệp, công ty tổ chức sự kiện phải chuẩn bị thủ tục mở doanh nghiệp bao gồm:
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, bao gồm các thông tin sau:
- Tên công ty.
- Địa chỉ trụ sở chính của công ty, bao gồm số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có).
- Ngành, nghề kinh doanh.
- Vốn điều lệ của công ty.
- Thông tin đăng ký thuế.
- Số lượng người lao động của công ty.
- Thông tin cá nhân của người đại diện theo pháp luật của công ty, bao gồm họ tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, chữ ký, Chứng minh nhân dân, số Thẻ căn cước công dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác.
Các thông tin này cần được điều chỉnh để phù hợp với loại hình doanh nghiệp và hình thức kinh doanh mà công ty đã lựa chọn.
4.2.Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết
- Cơ quan chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đăng ký thành lập công ty tổ chức sự kiện là Phòng Đăng ký kinh doanh, thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh.
- Việc đăng ký thành lập công ty tổ chức sự kiện có thể được thực hiện trực tuyến qua Cổng thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp.
4.3. Các công việc phải thực hiện ngay sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Cơ bản, công ty tổ chức sự kiện có tư cách hoạt động kể từ ngày nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Tuy nhiên, để tránh các vấn đề pháp lý tiềm ẩn, quý công ty nên hoàn thiện các thủ tục sau đây:
- Thông báo mẫu dấu.
- Kê khai và nộp thuế môn bài.
- Kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.
- In hóa đơn.
- Thông báo số tài khoản ngân hàng.
- Đăng ký sử dụng chữ ký số.
- Khai trình lao động và đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên.
5. Lệ phí cho việc thành lập công ty tổ chức sự kiện
- Lệ phí nộp hồ sơ cho Phòng Đăng ký kinh doanh là 100.000 đồng/lần (nộp khi nộp hồ sơ).
6. Thời gian tổ chức thành lập công ty tổ chức sự kiện
- Để thành lập công ty tổ chức sự kiện, thường cần chờ từ 3 đến 5 ngày kể từ khi đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Phòng đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty của bạn. Tuy nhiên, thực tế có thể mất từ 1 đến 2 tuần, tùy thuộc vào tình trạng hồ sơ của bạn.
7. Dịch vụ thành lập công ty tổ chức sự kiện – Luật Tân Hoàng Invest
- Tại Luật Tân Hoàng, với nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn và hỗ trợ khách hàng thành lập công ty TNHH một thành viên, chúng tôi tự tin đem đến những giải pháp tối ưu, tiết kiệm thời gian và phù hợp về mặt chi phí.
- Chúng tôi tự hào sở hữu đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi cam kết giúp bạn hoàn tất quá trình đăng ký thành lập công ty một cách nhanh chóng và hiệu quả.
- Để nhận tư vấn miễn phí và sử dụng dịch vụ của chúng tôi, bạn có thể liên hệ theo thông tin dưới đây:
Chúng tôi cam kết cung cấp thông tin chi tiết và hỗ trợ bạn về các điều kiện, hồ sơ cần thiết và thủ tục thành lập công ty TNHH một thành viên. Nếu bạn cần giải đáp thêm bất kỳ câu hỏi hoặc thông tin nào, hãy đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về những thủ tục và điều kiện cần thiết để bắt đầu tiến hành thành lập công ty tổ chức sự kiện. Hy vọng bài viết của Luật Tân Hoàng có thể giúp ích cho bạn và giải đáp được những thắc mắc của quý bạn đọc nhé!
Bài viết liên quan khác
Quy Trình, Thủ Tục của Dịch vụ thành lập công ty, doanh nghiệp tại Hà Nội giá rẻ
Thành lập công ty cổ phần: Điều kiện & thủ tục theo quy định
Hồ Sơ, Thủ Tục Thành Lập Công Ty Holding Mới Nhất Năm 2023
Thủ tục thành lập công ty quản lý quỹ mới nhất 2023
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (MỚI 2023)
Điều kiện thành lập công ty tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình, kiểm định xây dựng
Tư vấn Thành lập doanh nghiệp công ty xây dựng
Thủ tục thành lập công ty may mặc cụ thể và chi tiết nhất