Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (MỚI 2023)

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được định nghĩa là cá nhân đại diện cho  một doanh nghiệp, đồng thời phải thực hiện những quyền và nghĩa vụ được phát sinh từ các giao dịch của doanh nghiệp đó, thay mặt cho doanh nghiệp tham gia tố tụng trước Tòa án hoặc Trọng tài (Căn cứ tại Điều 12 của Luật Doanh nghiệp 2020). Khác với nội dung được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005, theo như nội dung mới nhất trong Luật Doanh nghiệp 2020 (viết tắt là LDN 2020) đã quy định: Các công ty TNHH và công ty Cổ phần có thể sở hữu một hay nhiều người đại diện theo pháp luật. Trong điều lệ của công ty sẽ có quy định cụ thể về số lượng, chức danh quản lý cũng như các quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân 

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 của Điều 188 thì Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.Người chủ doanh nghiệp tư nhân có thể lựa chọn trực tiếp hay thuê người khác điều hành, quản lý các hoạt động kinh doanh. Trường hợp nếu thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh từ doanh nghiệp của mình.

Chủ của doanh nghiệp tư nhân vẫn là người đại diện trong mọi trường hợp
Chủ của doanh nghiệp tư nhân vẫn là người đại diện trong mọi trường hợp

 

Có thể thấy rằng trong mọi trường hợp thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn được xem là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Trong trường hợp thuê Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì Giám đốc cũng không được xem là người đại diện theo pháp luật mà phải hoạt động dưới sự ủy quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân.

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hợp danh 

Tại khoản 1 Điều 184 của Luật doanh nghiệp năm 2020 đã quy định: Những thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật. Như vậy người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hợp danh hợp pháp chính là tất cả những thành viên hợp danh trong doanh nghiệp, công ty. Các thành viên được pháp luật quy định quyền đối nhân trong công ty hợp danh để có thể tham gia vào những hoạt động kinh doanh, sản xuất trong doanh nghiệp.

Người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH một thành viên

Người đại diện theo pháp luật trong công ty TNHH một thành viên sẽ có 2 trường hợp sau đây:

Do cá nhân làm chủ sở hữu

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trong trường hợp do cá nhân làm chủ sở hữu có Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc. Chủ tịch công ty có thể lựa chọn kiêm nhiệm hay thuê người khác làm Tổng giám đốc hoặc Giám đốc cho công ty của mình. Quyền, nghĩa vụ của Tổng giám đốc hay Giám đốc đều được quy định trong Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Tổng giám đốc ký hay Giám đốc đã ký với Chủ tịch công ty trước đó. Như vậy, người đại diện theo pháp luật trong công ty TNHH một thành viên sẽ do Điều lệ của công ty quy định.

Người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH 1 thành viên
Người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH 1 thành viên

Do tổ chức làm chủ sở hữu

Căn cứ theo quy định Khoản 1 của Điều 79 Luật Doanh Nghiệp 2020  thì người đại diện theo pháp luật trong công ty TNHH một thành viên đều do điều lệ công ty quy định. Trong trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên/ Chủ tịch công ty sẽ là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, công ty.

Người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH hai thành viên trở lên

Theo như quy định thì công ty TNHH sở hữu hai thành viên trở lên sẽ bao gồm Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên,Tổng giám đốc hoặc Giám đốc . Bên cạnh đó, một trong những người sau đây sẽ phải giữ chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH hai thành viên trở lên, gồm có: – Chủ tịch Hội đồng thành viên; – Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc. Nếu như trong điều lệ công ty không có quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên sẽ là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, công ty TNHH sở hữu hai thành viên trở lên .

Người đại diện theo pháp luật của công ty Cổ phần

Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc hay Giám đốc sẽ là người đại diện theo pháp luật của công ty Cổ phần. Trong trường hợp Điều lệ chưa quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị sẽ là người đại diện theo pháp luật của công ty. Nếu công ty đã có hơn một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc hoặc Giám đốc đương nhiên sẽ trở thành người đại diện theo pháp luật của công ty.

Người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần
Người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần

Quy định về người đại diện pháp luật của doanh nghiệp 

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải đảm bảo đáp ứng được các điều kiện sau đây:

  • Phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Không thuộc đối tượng bị cấm quản lý và thanh lap cong ty;
  • Người đại diện không nhất thiết phải là người góp vốn trong công ty;

Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp 

Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật

Căn cứ theo điều 13 trong luật Doanh nghiệp 2020, trách nhiệm của người đại diện pháp luật doanh nghiệp được quy định như sau: “1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có trách nhiệm sau đây:

  1. a) Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;
  2. b) Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
  3. c) Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về doanh nghiệp mà mình, người có liên quan của mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp theo quy định của Luật này.
  4. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này.”

Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp giữ chức danh Tổng giám đốc hoặc Giám đốc có các quyền và nghĩa vụ cơ bản như sau:

  • Quyền quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không thuộc thẩm quyền của Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị.
  • Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị;
  • Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
  • Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty;
  • Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị;
  • Quyết định tiền lương và lợi ích khác đối với người lao động trong công ty, kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
  • Tuyển dụng lao động;
  • Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
  • Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết, quyết định của Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị.
Quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật
Quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật

Bên cạnh đó, tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có thể vừa đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị/ Chủ tịch công ty/ Chủ tịch Hội đồng thành viên song song với chức vụ Tổng giám đốc/ Giám đốc. Khi đó, ngoài quyền và các nghĩa vụ theo chức vụ Tổng giám đốc, Giám đốc, người đại diện theo pháp luật còn có thêm các quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch hội đồng quản trị/Chủ tịch công ty/ Chủ tịch Hội đồng thành viên. Cụ thể như sau:

  • Lập ra các chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị;
  • Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị;
  • Triệu tập, chủ trì và làm chủ tọa cuộc họp Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị;
  • Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị;
  • Thay mặt Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên ký các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị;
  • Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty.

Những lưu ý của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp 

Dưới đây là những lưu ý về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp mà các doanh nghiệp, công ty cần nắm rõ:

  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
  • Công ty TNHH và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.
  • Doanh nghiệp phải đảm bảo luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Khi chỉ còn lại một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam thì người này khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.
  • Đối với doanh nghiệp chỉ còn một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc chết, mất tích, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty.

Câu hỏi thường gặp về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Các câu hỏi sau đây sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu thêm về người đại diện của doanh nghiệp, đừng vội bỏ qua nhé!

Doanh nghiệp/công ty có thể thuê người đại diện theo pháp luật không? 

Câu trả lời là có thể, thế nhưng hợp đồng lao động không được phép quá 05 năm.

Một người có thể làm người đại diện theo pháp luật của mấy công ty? 

Căn cứ theo quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020, một cá nhân nếu đủ điều kiện hoàn toàn có thể đứng tên làm người đại diện theo theo pháp luật cho nhiều công ty.

Một cá nhân có thể làm người đại diện nhiều công ty không
Một cá nhân có thể làm người đại diện nhiều công ty không

 

Tôi có thể tra cứu thông tin người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ở đâu? 

Các đơn vị, doanh nghiệp có thể thực hiện tra cứu các thông tin của người đại diện theo pháp luật doanh nghiệp được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bằng cách tra cứu online thông qua hai phương thức sau đây:

  • Phương thức 1: Thực hiện tra cứu thông tin doanh nghiệp tại Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia.
  • Phương thức 2:  Thực hiện tra cứu thông tin người nộp thuế tại Tổng cục thuế.

Kết bài

Trên đây là những thông tin chi tiết về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chúng tôi đã tổng hợp để gửi đến bạn. Hy vọng các đơn vị, doanh nghiệp có thêm những kiến thức hữu ích để thực hiện đúng với pháp luật hiện hành. Nếu vẫn còn bất kì câu hỏi nào khác, hãy liên hệ với Luật Tân Hoàng Invest thông qua Website: https://luattanhoang.com/ hoặc Fanpage:   https://www.facebook.com/luatsutanhoang để được tư vấn nhanh nhất nhé.

Banner footer