Thủ tục thành lập công ty may mặc cụ thể và chi tiết nhất

Để thành lập công ty may mặc, các doanh nghiệp phải trải qua việc chuẩn bị rất nhiều giấy giờ và thủ tục. Chính bởi phải chuẩn bị nhiều nên đôi khi sẽ có những thiếu sót. Chính bởi vậy, trong bài viết này hãy cùng Luật Tân Hoàng tìm hiểu về các giấy tờ và thủ tục cần thiết để có thể thành lập công ty may mặc một cách nhanh – gọn – đầy đủ nhất.

1. Hồ sơ thành lập công ty sản xuất hàng may mặc hiện nay gồm những gì?

Bộ hồ sơ thanh lap ccng ty sản xuất hàng may mặc hiện nay sẽ bao gồm những thủ tục và giấy tờ sau đây:

Thứ nhất, hồ sơ đăng ký thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn gồm

 – Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Điều lệ công ty.

– Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên).

– Bản sao các giấy tờ sau đây:

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật.

+ Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Thứ hai, hồ sơ đăng ký công ty cổ phần gồm

 Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Điều lệ công ty theo.

– Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

– Bản sao các giấy tờ sau đây:

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật.

+ Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm

Thứ 3, hồ sơ đăng ký công ty hợp danh gồm

Khi thành lập công ty sản xuất hàng may mặc thì thuộc ngành nghề gì?

Hồ sơ đăng ký hợp danh
Hồ sơ đăng ký hợp danh

Dựa vào Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành sản xuất hàng may mặc có quy định:

– 1311 là mã ngành sản xuất sợi .

– 1312 là mã ngành sản xuất vải dệt thoi.

– 1313 là mã ngành hoàn thiện sản phẩm dệt.

– 1321 là mã ngành sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác.

– 1322 là mã ngành sản xuất hàng may sẵn .

– 1323 là mã ngành sản xuất thảm, chăn đệm .

– 1329 là mã ngành sản xuất các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu .

– 1410 là mã ngành may trang phục (trừ trang phục từ da lông thú).

– 1420 là mã ngành sản xuất sản phẩm từ da lông thú.

– 1430 là mã ngành sản xuất trang phục dệt kim, đan móc.

– 1511 là mã ngành thuộc, sơ chế da; sơ chế và nhuộm da lông thú.

– 1512 là mã ngành sản xuất vali, túi xách và các loại tương tự, sản xuất yên đệm.

– 4641 là mã ngành bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép.

– 4669 là mã ngành bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu,

Chi tiết: Bán buôn tơ, xơ, sợi dệt và bán buôn phụ liệu may mặc và giày dép.

– 4751 là mã ngành bán lẻ vải, len, sợi, chỉ khâu và hàng dệt khác trong các cửa hàng chuyên doanh.

– 4771 là mã ngành bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh.

Đặt tên cho công ty sản xuất may mặc sao cho đúng nhất?

Cách để đặt tên cho công ty sản xuất hàng may mặc đúng nhất thì bạn có thể tham khảo trong điều luật điều 37, 38, 39 Luật doanh nghiệp 2020 có quy định :

Điều 37. Tên doanh nghiệp

1. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

a) Loại hình doanh nghiệp;

b) Tên riêng.

Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân. 

  • Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
  • Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
  • Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 38, 39 và 41 của Luật này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.

Điều 38. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp

  1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 của Luật này.
  2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
  3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Điều 39. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp

  1. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
  2. Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
  3. Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.

2. Các doanh nghiệp cần lưu ý những gì khi thành lập công ty may mặc?

Việc lựa chọn thành lập và đầu tư bất kể ngành hàng gì đều cần cần có những tính toán và dự tính nhất định để không lâm vào tình trạng phá sản:

Lưu ý thành lâp công ty may mặc
Lưu ý thành lâp công ty may mặc

3. Cân nhắc và lựa chọn mức vốn điều lệ khi thành lập công ty may mặc

Khi lựa chọn thành lập công ty may mặc, việc xác định và cân nhắc mức vốn điều lệ rất quan trọng. Và có một số điều mà bạn cần lưu ý khi quyết định về mức vốn điều lệ cho công ty may mặc:

  • Quy mô dự án: Bạn cần xác định quy mô của dự án sản xuất may mặc. Điều này bao gồm việc xác định diện tích xưởng sản xuất, số lượng máy móc, nhân công và khả năng sản xuất hàng hóa trong một khoảng thời gian cụ thể. Mức vốn điều lệ nên đáp ứng tối thiểu các yêu cầu để hoàn thành dự án sản xuất.
  • Phân tích tài chính: Việc thực hiện phân tích tài chính cẩn thận để đánh giá tất cả các chi phí và nhu cầu tài chính là vô cùng cần thiết. Điều này bao gồm tiền mặt cho mua sắm thiết bị và vật tư, chi phí thuê đất và xây dựng xưởng, tiền lương cho nhân công và các chi phí hoạt động hằng ngày. Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng vốn điều lệ phù hợp với mức đầu tư cần thiết.
  • Khả năng tài chính: Việc đánh giá khả năng tài chính của doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư tham gia cũng là điều quan trọng khi thành lập công ty may mặc. Khả năng cung cấp vốn cần thiết để thành lập và vận hành công ty may mặc đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mức vốn điều lệ.
  • Nghiên cứu thị trường: Nghiên cứu thị trường may mặc sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ về cơ hội kinh doanh và cạnh tranh. Dựa trên thông tin này, doanh nghiệp có thể xác định mức vốn điều lệ phù hợp để bắt đầu và duy trì hoạt động kinh doanh.
  •  Dự án phát triển: Các doanh nghiệp và công ty cũng nên xem xét kế hoạch phát triển dự án. Nếu có kế hoạch mở rộng hoặc đầu tư vào công nghệ mới thì cần xem xét cả chi phí này để đảm bảo rằng mức vốn điều lệ đủ lớn để hỗ trợ mục tiêu dài hạn.

4. Tìm hiểu và lựa chọn loại hình thành lập công ty may mặc

Khi bạn quyết định thành lập công ty may mặc, việc lựa chọn loại hình công ty phù hợp là một quyết định quan trọng. Dưới đây là những loại hình công ty phổ biến mà bạn nên cân nhắc:

  • Công Ty TNHH (Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn): Đây là một loại hình công ty thường được lựa chọn bởi doanh nghiệp vừa và nhỏ. Công ty TNHH có lợi thế về quản lý dễ dàng và trách nhiệm giới hạn. Bạn cần ít nhất hai cổ đông để thành lập công ty TNHH. Loại hình này phù hợp cho doanh nghiệp gia đình hoặc doanh nghiệp vừa và nhỏ.
  • Công Ty CP (Công Ty Cổ Phần): Công ty cổ phần thường phù hợp cho doanh nghiệp muốn thu hút vốn đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau. Bạn có thể chia sẻ vốn hóa thành cổ phần để bán cho cổ đông. Mức trách nhiệm của cổ đông hạn chế trong công ty cổ phần.
  • Công Ty TNHH Một Thành Viên: Đây là một dạng của công ty TNHH nhưng chỉ có một người góp vốn duy nhất. Loại hình này phù hợp cho cá nhân kinh doanh độc lập hoặc doanh nghiệp gia đình.
  • Công Ty HD (Công Ty Hợp Danh): Công ty hợp danh là một loại hình trong đó hai hoặc nhiều cá nhân hoặc tổ chức tham gia thành lập và chia sẻ trách nhiệm và lợi nhuận. Loại hình này phù hợp cho các công ty cỡ lớn hoặc dự án liên doanh.
  • Công Ty 100% Vốn Nước Ngoài: Nếu bạn có kế hoạch thu hút đầu tư nước ngoài, bạn có thể thành lập một công ty 100% vốn nước ngoài. Tuy nhiên thì quy trình này có thể phức tạp và yêu cầu tuân thủ các quy định pháp lý cụ thể.

5. Tìm hiểu về vấn đề góp vốn mở công ty may mặc

Khi bạn quyết định mở công ty may mặc thì việc góp vốn là một vấn đề đáng cần được quan tâm. Dưới đây là một số lưu ý khi bạn cân nhắc về việc góp vốn mở công ty may mặc:

Xác định mức vốn cần thiết

Đầu tiên, bạn cần xác định mức vốn cần thiết để mở công ty may mặc. Điều này bao gồm các khoản chi phí khởi đầu như mua máy móc, thiết bị, thuê mặt bằng, mua nguyên liệu, chi phí tiền mặt và các chi phí pháp lý và hành chính. Nếu muốn cụ thể và rõ ràng thì hãy làm một kế hoạch tài chính chi tiết để xác định mức vốn bạn cần.

Xác định nguồn gốc vốn

Việc xác định nguồn gốc vốn sẽ hạn chế được nhưng sự việc không may. Nguồn gốc vốn có thể là vốn tự có của bạn, vốn vay từ ngân hàng hoặc nguồn vốn từ cổ đông hoặc các đối tác kinh doanh. Việc bạn cần làm là xem xét các phương pháp góp vốn kết hợp như vốn tự có kết hợp với vốn vay.

6. Tổng hợp những kinh nghiệm về đăng ký ngành nghề kinh doanh may mặc

Khi đăng ký ngành nghề kinh doanh may mặc thì có một số kinh nghiệm sau có thể giúp bạn tối ưu hóa quy trình đăng ký này như sau:

Xác định ngành nghề chính của doanh nghiệp

Việc xác định ngành nghề chính của doanh nghiệp là một điều cần thiết. Bởi vì điều này sẽ giúp bạn định rõ về hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp mình và các quy định pháp lý liên quan. Từ đó sẽ tránh được những rắc rối không đáng có sau này.

Điều tra đầy đủ các quy định pháp lý

Sau khi đã hiểu về ngành nghề chính của doanh nghiệp thì bạn cần nắm vững các quy định pháp lý liên quan đến ngành nghề may mặc bao gồm các giấy phép, quyền hạn và các quy tắc quản lý. Điều này giúp bạn biết rõ về các yêu cầu cần phải tuân thủ.

Xem xét hình thức doanh nghiệp sao cho phù hợp

Doanh nghiệp cần chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu kinh doanh: bao gồm Công ty cổ phần, Công ty TNHH, doanh nghiệp cá nhân và các loại hình khác. Lựa chọn loại hình sẽ ảnh hưởng đến quyền hạn và trách nhiệm pháp lý.

Trên đây là những chia sẻ của Luật Tân Hoàng về những thủ tục và giấy tờ cũng như là những kinh nghiệm cần biết khi thành lập công ty may mặc. Hy vọng với những kiến thức bổ ích này có thể quý các doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt những thông tin cụ thể và tiết trong việc thành lập công ty may mặc.

Banner footer