- Tôi đang muốn thành lập doanh nghiệp loại nhỏ, và đang băn khoăn giữa 2 hình thức công ty cổ phần hay công ty TNHH. Vậy Công ty Luật Tân Hoàng Invest có thể tư vấn cho tôi là nếu với quy mô nhỏ thì chọn loại hình nào tốt hơn, tôi hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Doanh nghiệp 2014
- Theo mong muốn của anh, Luật Tân Hoàng Invest xin tư vấn sơ bộ cho anh như sau:
- Để anh hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa hai loại hình công ty, Luật Tân Hoang Invest xin giới thiệu khái quát về hai loại hình công ty này như sau:
Thứ nhất, về công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) công ty TNHH bao gồm:
- Công ty TNHH 1 thành viên;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ hai thành viên trở lên, thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50.
- Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
- Công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phần.
Thứ hai, về công ty cổ phần (CP):
- Công ty cổ phần là doanh nghiệp có tối thiểu 03 cổ đông(có thể là tổ chức, cá nhân) và không hạn chế số lượng cổ đông tối đa. Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, thông thường khi thành lập thì mệnh giá một cổ phần có thể là 10.000 hoặc 100.000 đồng, tùy theo mỗi công ty.
- Công ty CP có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật Doanh nghiệp 2014.
- Như vậy, có thể thấy được sự khác biệt lớn nhất của công ty CP so với công ty TNHH là ở vấn đề công ty CP có thể huy động vốn linh hoạt và tham gia thị trường chứng khoán do đó số lượng cổ đông tối thiểu có 03 người và không hạn chế tối đa, dễ dàng chuyển nhượng sau khi không còn là cổ đông sáng lập. Còn ưu việt lớn nhất của công ty TNHH là sự tham gia của các thành viên vào công ty là rất chặt chẽ, số lượng người tham gia hạn chế từ 01 đến 50 người, công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi nghĩa vụ tài sản của công ty. Ngoài ra, chỉ khi công ty có nhu cầu tham gia thị trường chứng khoán sau này mới nên lựa chọn loại hình công ty cổ phần bởi hoạt động của công ty cổ phần, cơ cấu tổ chức và các quy định về vấn đề nội bộ của công ty cổ phần tương đối phức tạp mà doanh nghiệp chỉ sơ suất nhỏ có thể đã vi phạm các quy định của pháp luật liên quan đến các vấn đề pháp lý nội bộ của công ty cổ phần.
- Tùy theo quy mô đầu tư, số lượng thành viên trong công ty, cơ cấu tổ chức hay mục đích, sở thích và tùy từng thời điểm…mà nên chọn loại hình phù hợp.
- Tóm lại, đa số các công ty lĩnh vực xây dựng chọn loại hình công ty cổ phần. Tuy nhiên, khi mới thành lap cong ty ban đầu với quy mô nhỏ, anh nên chọn loại hình công ty TNHH, bởi thủ tục pháp lý đơn giản hơn, và khi công ty phát triển hơn, tăng quy mô, anh có thể chuyển đổi từ công ty TNHH sang công ty CP.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Tân Hoàng Invest, nếu khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ Luật Tân Hoàng Invest để được tư vấn cụ thể.
Bài viết liên quan khác
Quy Trình, Thủ Tục, Dịch vụ thành lập công ty, doanh nghiệp giá rẻ tại Hà Nội
Thành lập công ty cổ phần: Điều kiện & thủ tục theo quy định
Hồ Sơ, Thủ Tục Thành Lập Công Ty Holding Mới Nhất Năm 2023
Thành Lập Công Ty Tổ Chức Sự Kiện – Thủ Tục Và Hướng Dẫn Chi Tiết Nhất
Thủ tục thành lập công ty quản lý quỹ mới nhất 2023
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (MỚI 2023)
Điều kiện thành lập công ty tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình, kiểm định xây dựng
Thủ tục thành lập công ty may mặc cụ thể và chi tiết nhất