Xăng dầu đóng vai trò quan trọng là một trong những nguồn tiêu thụ hàng đầu tại Việt Nam. Với sự gia tăng đáng kể của số lượng phương tiện giao thông, nhu cầu sử dụng xăng dầu ngày càng tăng. Vì vậy, việc thành lập một công ty hoạt động trong lĩnh vực xăng dầu có tiềm năng mang lại lợi nhuận cao. Trong bài viết dưới đây, Luật Tân Hoàng sẽ cung cấp thông tin về các quy định liên quan đến việc thành lập công ty kinh doanh xăng dầu.
Cơ sở pháp lý liên quan khi thành lập công ty kinh doanh xăng dầu
“Luật doanh nghiệp 2020;
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 về đăng ký doanh nghiệp;
– Thông tư 01/202/TT-BKHĐT ngày 16/03/2021 Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp;
– Quyết định 27/2018/QĐ-Ttg ngày 06/07/2018 Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam;
– Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu;
– Nghị định 95/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu;
– Nghị định 08/2018/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định về điều kiện đầu tư kinh doanh do Bộ Công Thương quản lý;
– Thông tư 38/2014/TT-BCT về kinh doanh xăng dầu”
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 về đăng ký doanh nghiệp;
– Thông tư 01/202/TT-BKHĐT ngày 16/03/2021 Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp;
– Quyết định 27/2018/QĐ-Ttg ngày 06/07/2018 Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam;
– Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu;
– Nghị định 95/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu;
– Nghị định 08/2018/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định về điều kiện đầu tư kinh doanh do Bộ Công Thương quản lý;
– Thông tư 38/2014/TT-BCT về kinh doanh xăng dầu”
Những điều kiện khi thành lập công ty kinh doanh xăng dầu
Theo quy định của pháp luật hiện hành, hoạt động kinh doanh thuộc mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư 2020. Do đó, ngoài việc cần phải chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và tuân thủ quy định chung để đăng ký thành lập doanh nghiệp. Thành lập công ty phải tuân thủ các quy định cụ thể của luật chuyên ngành liên quan đến hoạt động kinh doanh vàng sau khi bắt đầu hoạt động. Những quy định này cụ thể là:
Điều kiện đối với thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu
Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu phải đáp ứng các điều kiện sau để được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu bởi Bộ Công Thương:
- Doanh nghiệp chấp hành theo quy định của pháp luật.
- Doanh nghiệp cần phải có cầu cảng chuyên dụng thuộc hệ thống cảng quốc tế của Việt Nam. Đảm bảo tiếp nhận được tàu chở xăng dầu, các phương tiện vận tải xăng dầu khác có trọng tải tối thiểu là 7000 tấn. Thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc được thuê ít nhất trong 5 năm.
- Doanh nghiệp có kho tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu có tối thiểu là 15000m3. Để trực tiếp tiếp nhận xăng dầu từ tàu chở xăng dầu và các phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng khác, thuộc sở hữu hoặc được thuê sử dụng ít nhất trong 5 năm.
- Doanh nghiệp cần có phương tiện vận tải xăng dầu nội địa thuộc sở hữu hoặc được thuê sử dụng ít nhất trong 5 năm.
- Doanh nghiệp phải có hệ thống phân phối xăng dầu, bao gồm ít nhất 10 cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu hoặc thuê với thời hạn thuê ít nhất 5 năm, trong đó phải có ít nhất 5 cửa hàng thuộc sở hữu của doanh nghiệp, và ít nhất 40 tổng đại lý kinh doanh xăng dầu hoặc đại lý bán lẻ xăng dầu hoặc thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của doanh nghiệp.
- Người kinh doanh trong lĩnh vực nhiên liệu hàng không không cần thiết phải tuân thủ hệ thống phân phối như được quy định tại khoản 5, nhưng họ cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
- Có phương tiện vận tải và xe tra nạp nhiên liệu hàng không phù hợp với quy định và tiêu chuẩn của mặt hàng nhiên liệu hàng không, thuộc sở hữu hoặc được thuê sử dụng ít nhất trong 5 năm.
- Có kho tiếp nhận tại sân bay với các trang thiết bị và cơ sở vật chất đáp ứng các tiêu chuẩn của mặt hàng nhiên liệu hàng không, thuộc sở hữu hoặc được thuê sử dụng ít nhất trong 5 năm.
- Có phòng thử nghiệm đủ năng lực thuộc sở hữu hoặc được thuê để kiểm tra chất lượng mặt hàng nhiên liệu hàng không theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế theo quy định hiện hành.
Điều kiện liên quan đối với thương nhân phân phối xăng dầu
Thương nhân phân phối xăng dầu là những doanh nhân mua xăng dầu từ các nhà cung cấp chính. Không chỉ tiêu thụ xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu của mình. Nó còn tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc hoặc thông qua các thương nhân được ủy quyền để bán lẻ xăng dầu (theo khoản 12 Điều 3 Nghị định 83/2014/NĐ-CP). Căn cứ Điều 13 Nghị định 83/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP về điều kiện đối với thương nhân phân phối xăng dầu, cụ thể như sau:
- Doanh nghiệp phải được thành lập theo quy định của pháp luật, và trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải có đăng ký kinh doanh xăng dầu.
- Có kho hoặc bể dung tích tối thiểu 2000m3, thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc được thuê sử dụng từ 5 năm trở lên.
- Có phương tiện vận tải xăng dầu thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc được thuê sử dụng từ 5 năm trở lên.
- Có thể có phòng thử nghiệm thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc chia sẻ sở hữu, hoặc có thỏa thuận thuê cơ quan nhà nước có phòng thử nghiệm. Đủ năng lực kiểm tra, thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng xăng dầu phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn công bố áp dụng.
- Có hệ thống phân phối xăng dầu trải dài trên địa bàn từ ít nhất 2 tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương. Bao gồm tối thiểu 5 cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu hoặc được thuê với thời hạn thuê từ 5 năm trở lên. Trong đó, phải có ít nhất 3 cửa hàng mà công ty sở hữu trực tiếp. Đồng thời, cần có ít nhất 10 cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sự quản lý của các đại lý hoặc thương nhân được uỷ quyền bán lẻ xăng dầu, và họ phải đã được cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Điều 25 của Nghị định này.
- Tất cả cán bộ quản lý và nhân viên trực tiếp tham gia kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và phải có chứng chỉ đào tạo và huấn luyện nghiệp vụ về phòng, chữa cháy và bảo vệ môi trường.
Điều kiện đối với tổng đại lý kinh doanh xăng dầu
Tổng đại lý kinh doanh xăng dầu là thương nhân hoạt động như một đại lý kinh doanh xăng dầu, không chỉ để tiêu thụ xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu của mình mà còn tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để bán xăng dầu cho bên giao đại lý là thương nhân đầu mối và nhận thù lao (theo khoản 13 Điều 3 Nghị định 83/2014/NĐ-CP). Các doanh nhân đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết sẽ được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp. Giấy xác nhận cho phép hoạt động với tư cách tổng đại lý kinh doanh xăng dầu. Theo Điều 16 Nghị định 83/2014/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 95/2021/NĐ-CP), thương nhân có đủ các điều kiện dưới đây được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu (sau đây gọi tắt là tổng đại lý):
Doanh nghiệp cần phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật
- Doanh nghiệp phải được thành lập theo quy định của pháp luật, và trong Giấy chứng nhận đăng ký thanh lap doanh nghiep phải có đăng ký kinh doanh xăng dầu.
- Có kho hoặc bể chứa xăng dầu có dung tích tối thiểu là 2000m3, thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc được thuê sử dụng từ 5 năm trở lên.
- Có phương tiện vận tải xăng dầu thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc được thuê sử dụng từ 5 năm trở lên.
- Có hệ thống phân phối xăng dầu, bao gồm ít nhất 5 cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu hoặc được thuê với thời hạn thuê ít nhất trong 5 năm. Trong đó phải có ít nhất 3 cửa hàng thuộc sở hữu. Cần có ít nhất 10 cửa hàng bán lẻ xăng dầu do các đại lý quản lý và được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Điều 25 của Nghị định này.
- Tất cả cán bộ quản lý và nhân viên trực tiếp tham gia kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và phải có chứng chỉ đào tạo và huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy.
Điều kiện đối với thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu
Những thương nhân được cấp quyền bán lẻ xăng dầu là những doanh nhân thực hiện hoạt động bán lẻ xăng dầu. Dưới hình thức nhượng quyền thương mại từ các thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu (theo khoản 15 Điều 3 của Nghị định 83/2014/NĐ-CP). Căn cứ theo khoản 2 Điều 22 Nghị định 83/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP quy định như sau:
- Doanh nghiệp phải được thành lập theo quy định của pháp luật, và trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải có đăng ký kinh doanh xăng dầu.
- Có ít nhất một cửa hàng bán lẻ xăng dầu, đủ điều kiện để bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Điều 25 của Nghị định này. Cửa hàng này có thể thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc được thuê với thời hạn thuê ít nhất trong 5 năm.
- Tất cả cán bộ quản lý và nhân viên trực tiếp tham gia kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và phải có chứng chỉ đào tạo và huấn luyện nghiệp vụ.
Điều kiện áp dụng đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu
Đại lý bán lẻ xăng dầu là thương nhân hoạt động như một đại lý để bán lẻ xăng dầu tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu của mình. Được bên giao đại lý là thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu hoặc tổng đại lý kinh doanh xăng dầu và nhận thù lao (theo khoản 14 Điều 3 Nghị định 83/2014/NĐ-CP).
Điều kiện đối với các cửa hàng bán xăng dầu lẻ trên thị trường
Để trở thành đại lý, thương nhân cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Doanh nghiệp phải được thành lập theo quy định của pháp luật, và trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải có đăng ký kinh doanh xăng dầu.
- Có ít nhất một cửa hàng bán lẻ xăng dầu, đủ điều kiện để bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Điều 25 của Nghị định này. Cửa hàng này có thể thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc được thuê với thời hạn thuê ít nhất trong 5 năm.
- Tất cả cán bộ quản lý và nhân viên trực tiếp tham gia kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và phải có chứng chỉ đào tạo và huấn luyện để bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Thủ tục để thành lập công ty kinh doanh xăng dầu chi tiết nhất
Thủ tục thành lập công ty tại Hà Nội kinh doanh lĩnh vực xăng dầu là quá trình phức tạp và đòi hỏi tuân thủ nhiều quy định pháp luật về an toàn và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một tóm tắt về các thủ tục cơ bản để thành lập công ty kinh doanh xăng dầu:
Một số thủ tục quan trọng khi thành lập công ty
Bước 1: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Hiện tại có 5 loại hình doanh nghiệp cụ thể là:
- Công ty TNHH một thành viên.
- Công ty TNHH hai thành viên.
- Công ty Cổ phần.
- Công ty Hợp danh.
- Doanh nghiệp tư nhân.
Bước 2: Đặt tên cho công ty
Khi bạn đặt tên cho công ty, hãy tuân thủ những quy định của pháp luật. Dưới đây là một số hạn chế về việc đặt tên riêng cho doanh nghiệp:
- Tránh đặt tên giống hoặc gây hiểu nhầm với tên của công ty khác đã được đăng ký. Điều này giúp tránh sự nhầm lẫn và xung đột về quyền sở hữu tên.
- Tên công ty nên phản ánh tính thuần phong, không chứa nội dung xúc phạm, phản cảm, hoặc không phù hợp với giá trị văn hóa của xã hội.
- Tránh việc sử dụng tên thương hiệu, nhãn hiệu, hoặc chỉ dẫn địa lý đã được đăng ký và bảo hộ bởi người khác.
- Tên công ty không được trùng với tên cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, hoặc tổ chức chính trị – xã hội được quy định trong pháp luật.
Bước 3: Đăng ký mã ngành nghề cấp 4 khi thành lập công ty xăng dầu
Dưới đây là một số mã ngành nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh xăng dầu:
- 4661: Kinh doanh nhiên liệu rắn, lỏng, khí, một số sản phẩm khác.
- 46611: Kinh doanh than đá và nhiên liệu rắn liên quan.
- 46612: Kinh doanh sản xuất dầu thô.
- 46613: Kinh doanh xăng dầu, các sản phẩm liên quan.
Bước 4: Trụ sở doanh nghiệp
- Địa chỉ cần bao gồm ít nhất 4 cấp hành chính, bao gồm số nhà kèm tên đường, tên phường/ xã/ thị trấn, tên quận/ huyện/ thị xã/TP thuộc tỉnh hoặc TP trung ương/ tỉnh.
- Trong trường hợp trụ sở nằm tại một tòa nhà, cần bao gồm số tầng hoặc lầu.
- Tránh sử dụng địa chỉ không có thực (địa chỉ ma) để đăng ký trụ sở.
- Không sử dụng chung cư làm địa chỉ trụ sở, ngoại trừ trường hợp căn hộ hỗ hợp kinh doanh và ở (officetel), trong trường hợp này cần có xác nhận từ Chủ đầu tư.
- Nếu không phải là nhà riêng, cần lập Hợp đồng thuê trụ sở.
Bước 5: Đăng ký vốn điều lệ
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản mà các thành viên công ty hoặc chủ sở hữu công ty cam kết góp, đã góp vào khi thành lập một công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty hợp danh. Đây cũng bao gồm tổng mệnh giá của cổ phần đã được bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập một công ty cổ phần. Hiện nay, khi nộp hồ sơ thành lập công ty, không cần chứng minh số vốn điều lệ. Tuy nhiên, quý khách nên lựa chọn một số vốn phù hợp với khả năng tài chính của mình, và tránh việc khai khống thông tin về vốn điều lệ. Việc điều chỉnh giảm vốn điều lệ sau này có thể gặp khó khăn và yêu cầu các thủ tục phức tạp.
Bước 6: Báo cáo và làm con dấu, biển hiệu công ty
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ đại diện cho bạn trong việc đăng bố cáo trong trường hợp bạn đã thanh toán lệ phí đăng bố cáo và hồ sơ của bạn đã được chấp thuận. Chúng tôi cũng sẽ tạo con dấu và bảng hiệu theo yêu cầu của quý khách.
Bước 7: Những công việc cần làm sau khi được cấp giấy phép
Dưới đây là danh sách các công việc quan trọng bạn nên thực hiện sau khi có Giấy phép:
Trên đây, chúng tôi đã trình bày một số thông tin liên quan đến việc thành lập công ty kinh doanh xăng dầu. Các thủ tục cũng như điều kiện cần thiết để thành lập một công ty trong lĩnh vực này thường rất phức tạp và đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về quy định và quyền lợi. Nếu bạn đang đối diện với sự khó khăn về các hồ sơ và thủ tục liên quan như thủ tục thành lập công ty tnhh, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi tại Luật Tân Hoàng để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn miễn phí từ các chuyên viên có kinh nghiệm.
Bài viết liên quan khác
Quy trình, thủ tục, dịch vụ thành lập công ty, doanh nghiệp giá rẻ nhất tại Hà Nội
Thành lập công ty cổ phần: Điều kiện & thủ tục theo quy định
Hồ Sơ, Thủ Tục Thành Lập Công Ty Holding Mới Nhất Năm 2023
Thành Lập Công Ty Tổ Chức Sự Kiện – Thủ Tục Và Hướng Dẫn Chi Tiết Nhất
Thủ tục thành lập công ty quản lý quỹ mới nhất 2023
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (MỚI 2023)
Điều kiện thành lập công ty tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình, kiểm định xây dựng
Tư vấn Thành lập doanh nghiệp công ty xây dựng