Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp – Lưu ý quan trọng

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được coi là giấy tờ pháp lý quan trọng và không thể thiếu giúp doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh hợp pháp. Vậy các điều kiện, trình tự, thủ tục xin cấp và cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ra sao? Luật Tân Hoàng sẽ giới thiệu cụ thể những thông tin cần thiết có trong giấy chứng nhận để bạn đọc hiểu hơn về mẫu giấy này nhé. 

Thế nào là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp?

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là giấy xác nhận bạn đã thành lập doanh nghiệp mới. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có thể là bản giấy hoặc bản sao điện tử. Nó thể hiện những thông tin do cơ quan đăng ký kinh doanh công bố cho doanh nghiệp và có liên quan đến doanh nghiệp. Vì vậy, cơ quan có thẩm quyền có thể quản lý, kiểm soát các thông tin cơ bản liên quan đến doanh nghiệp. 

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là giấy xác nhận bạn đã thành lập doanh nghiệp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là giấy xác nhận bạn đã thành lập doanh nghiệp

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có phải là giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật không?

Theo khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 có giải thích Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp. Trong khi đó Giấy phép kinh doanh được hiểu là một trong những cơ sở pháp lý để cá nhân hay tổ chức được phép hoạt động kinh doanh một số ngành nghề nhất định.

Đồng thời tại Điều 6 Nghị định 01/2021/NĐ-CP cũng có quy định Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không phải là giấy phép kinh doanh. Đây chỉ là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không phải là giấy phép kinh doanh
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không phải là giấy phép kinh doanh

Như vậy, về bản chất thì giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không phải là giấy phép kinh doanh.

Nội dung cần có trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đầy đủ pháp lý và được nhà nước công nhận phải thể hiện được 4 nội dung chính sau:

  • Tên công ty và mã số công ty;
  • Địa chỉ trụ sở công ty;
  • Tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số CMND của người đại diện theo pháp luật của người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần đối với thành viên phổ thông của công ty hợp danh đối với chủ doanh nghiệp tư nhân; Tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy chứng nhận pháp lý của thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn;
  • Vốn điều lệ của công ty hoặc vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân.
Nội dung cần có trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Nội dung cần có trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Lưu ý: Các thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có hiệu lực pháp luật kể từ ngày được Phòng Đăng ký kinh doanh cấp. Doanh nghiệp được quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trừ trường hợp đầu tư thương mại và phạm vi kinh doanh có điều kiện.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp khi nào?

Luật Tân Hoàng sẽ chia sẻ chi tiết 2 trường hợp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sau đây:

Trường hợp được cấp mới

Chủ doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đầy đủ các giấy tờ pháp lý dưới đây:

  • Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nộp đầy đủ và giấy tờ đều hợp lệ.
  • Ngành, nghề doanh nghiệp đăng ký kinh doanh không thuộc lĩnh vực nhà nước cấm đầu tư kinh doanh.
  • Tên doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định của pháp luật.
  • Lệ phí đăng ký doanh nghiệp được thu đúng theo pháp luật về phí và lệ phí của Chính phủ.
Trường hợp được cấp mới giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Trường hợp được cấp mới giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Trường hợp cấp lại giấy chứng nhận

Ngoài ra, những trường hợp sau đây sẽ được cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bị hỏng, cháy, vỡ, rách hoặc bị tiêu huỷ dưới hình thức khác.
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp không đủ hồ sơ, trình tự, thủ tục theo luật định. Khi đó, phòng đăng ký kinh doanh gửi văn bản đề nghị doanh nghiệp hoàn thiện và nộp hồ sơ hợp lệ để được xem xét cấp đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Phát hiện nội dung trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không chính xác so với nội dung hồ sơ đăng ký, doanh nghiệp có thể gửi công văn yêu cầu đính chính thông tin đến phòng đăng ký kinh doanh.
  • Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật và yêu cầu doanh nghiệp nộp lại hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nếu thông tin khai báo không trung thực và chính xác.
  • Doanh nghiệp chuyển đổi mô hình hoạt động hoặc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, có thể nộp hồ sơ cấp lại giấy phép đăng ký kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Sau 3 ngày làm việc, doanh nghiệp sẽ được xem xét cấp lại giấy phép đăng ký kinh doanh.
Những trường hợp được cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Những trường hợp được cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Mẫu giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới nhất 2024

Luật Tân Hoàng sẽ gửi đến bạn đọc một số mẫu giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới nhất 2024.

Mẫu giấy chứng nhận đăng ký công ty TNHH 1 thành viên

Giấy chứng nhận đăng ký công ty TNHH 1 thành viên
Giấy chứng nhận đăng ký công ty TNHH 1 thành viên

Mẫu giấy chứng nhận đăng ký công ty TNHH 2 thành viên

Giấy chứng nhận đăng ký công ty TNHH 2 thành viên
Giấy chứng nhận đăng ký công ty TNHH 2 thành viên

Mẫu giấy chứng nhận đăng ký công ty cổ phần

Giấy chứng nhận đăng ký công ty cổ phần
Giấy chứng nhận đăng ký công ty cổ phần

Mẫu giấy chứng nhận đăng ký công ty hợp danh

Giấy chứng nhận đăng ký công ty hợp danh
Giấy chứng nhận đăng ký công ty hợp danh

Mẫu giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tư nhân

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tư nhân
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tư nhân

Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện

Thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Nếu chủ doanh nghiệp muốn thay đổi nội dung trong giấy chứng nhận thì hãy tham khảo những yếu tố dưới đây:

Một số trường hợp thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Trường hợp doanh nghiệp muốn thay đổi nội dung giấy phép đăng ký kinh doanh thì phải đăng ký lại với cơ quan đăng ký kinh doanh những yếu tố sau:

  • Thay đổi địa chỉ;
  • Thay đổi loại hình công ty;
  • Tăng, giảm vốn điều lệ;
  • Thay đổi tên công ty;
  • Thay đổi theo quyết định của tòa án hoặc phán quyết của trọng tài;
  • Thay đổi các thông tin về địa chỉ văn phòng, email, website, số fax của công ty;
  • Thay đổi đại diện uỷ quyền hoặc chữ ký của người đại diện theo uỷ quyền
  • Thay đổi thành viên công ty, chủ sở hữu công ty theo đề nghị của thành viên/chủ sở hữu.
Một số trường hợp thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Một số trường hợp thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Trường hợp nội dung thay đổi không có trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh như: thay đổi, bổ sung địa điểm kinh doanh; thay đổi nội dung đăng ký thuế, … thì doanh nghiệp vẫn cần thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

Thời hạn thực hiện

  • Trong vòng 3 ngày: Kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét hồ sơ và thông báo kết quả. 
  • Trong vòng 10 ngày: Kể từ ngày có thay đổi, doanh nghiệp bắt buộc đăng ký thay đổi nội dung giấy phép đăng ký kinh doanh. 
  • Trong vòng 15 ngày: Kể từ ngày bản án, quyết định của thẩm phán có hiệu lực pháp luật hoặc có quyết định của Toà án doanh nghiệp gửi đơn đề nghị thay đổi nội dung trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến phòng đăng ký kinh doanh .

Nhận kết quả

  • Nếu hồ sơ hợp lệ doanh nghiệp sẽ được trao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Nếu hồ sơ không hợp lệ doanh nghiệp sẽ được thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do. Doanh nghiệp cần sửa đổi, bổ sung theo thông báo và tiếp tục nộp hồ sơ;
  • Nếu thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo bằng văn bản có ghi rõ lý do.
Nếu hồ sơ hợp lệ doanh nghiệp sẽ được trao giấy chứng nhận
Nếu hồ sơ hợp lệ doanh nghiệp sẽ được trao giấy chứng nhận

Trường hợp nào bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thuộc 5 trường hợp sau đây:

  • Các nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo;
  • Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 1 năm mà không báo cáo với cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;
  • Doanh nghiệp không gửi báo cáo về cơ quan đăng ký kinh doanh quá thời hạn 6 tháng, kể từ ngày đến thời hạn nộp báo cáo nếu có yêu cầu bằng văn bản;
  • Trường hợp khác theo phán quyết của tòa án hoặc yêu cầu của người có thẩm quyền;
  • Doanh nghiệp do những người bị kết án thành lập doanh nghiệp

 FAQs – Một số câu hỏi thường gặp

Trong quá trình thành lập doanh nghiệp chủ công ty vẫn còn rất nhiều vướng mắc. Dưới đây là một số câu hỏi mà chủ doanh nghiệp thường hỏi Luật Tân Hoàng.

Chi phí làm giấy chứng nhận như thế nào?

Chi phí làm giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phụ thuộc vào loại hình đăng ký doanh nghiệp. Đối với loại hình doanh nghiệp như doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, … sẽ có mức chi phí làm giấy phép cao hơn chi phí giấy phép kinh doanh hộ cá thể.

Chi phí làm giấy chứng nhận mất bao nhiêu tiền
Chi phí làm giấy chứng nhận mất bao nhiêu tiền

Số giấy chứng nhận đăng ký là gì? Do cơ quan nào cấp?

Mỗi doanh nghiệp sẽ được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế và mã số đơn vị đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan hành chính công của nhà nước cấp phép. Cụ thể là phòng đăng ký kinh doanh trực thuộc Sở KH & ĐT.

Thời hạn của giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao lâu?

Thời hạn sử dụng của đa số loại giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đều được quy định rõ ràng. Căn cứ theo lĩnh vực cũng như loại hình giấy phép kinh doanh.

Ví dụ: Thời hạn sử dụng của giấy phép PCCC là 5 năm tính từ thời điểm cấp cũng như giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm có thời hạn 3 năm tính từ ngày được cấp. Trong trường hợp giấy phép hết hạn, cá nhân/tổ chức phải tiến hành thủ tục gia hạn hoặc xin cấp mới để tiếp tục hoạt động kinh doanh của công ty mình.

Thời hạn căn cứ theo lĩnh vực cũng như loại hình giấy phép kinh doanh
Thời hạn căn cứ theo lĩnh vực cũng như loại hình giấy phép kinh doanh

Có bắt buộc phải xin giấy phép đăng ký doanh nghiệp hay không?

Nếu doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề không thuộc đối tượng có điều kiện đặc biệt. Chỉ cần có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là đủ điều kiện để hoạt động. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề có điều kiện. Ngoài giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn cần phải có thêm giấy phép kinh doanh mới được phép hoạt động. 

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Tân Hoàng về giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên, quý khách sẽ nắm bắt rõ các thông tin cơ bản về giấy phép kinh doanh. Ngoài ra, Luật Tân Hoàng cũng nhận tư vấn các dịch vụ liên quan khác. Hãy theo dõi website của chúng tôi để có những thông tin hữu ích mới nhất nhé! 

Banner footer