Bảo hiểm là một trong các lĩnh vực kinh doanh yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp cần đáp ứng những điều kiện nhất định. Vậy việc thành lập công ty bảo hiểm cần đáp ứng những điều kiện gì, hồ sơ chi tiết để thành lập công ty ra sao? Trong bài viết dưới đây, Luật Tân Hoàng Invest sẽ cung cấp những thông tin chi tiết nhất về vấn đề trên, đừng vội bỏ qua nhé.
Điều kiện trong thành lập công ty bảo hiểm gồm những gì?
Thành lập công ty bảo hiểm là vấn đề mà các đơn vị, doanh nghiệp đang rất quan tâm chú ý. Để có thể thành lập công ty bảo hiểm, đòi hỏi các đơn vị, doanh nghiệp phải đáp ứng những điều kiện về tài chính ở Điều 64,65, 66 trong Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022, Điều 11 Nghị định 46/2023/NĐ-CP cụ thể như sau:
“ Tổ chức góp vốn hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tối thiểu hoặc vốn tối thiểu phải đảm bảo vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tối thiểu hoặc vốn tối thiểu lớn hơn hoặc bằng số vốn dự kiến góp;
Trường hợp tổ chức góp vốn là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán thì các tổ chức này phải đảm bảo duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho phép tham gia góp vốn theo quy định của pháp luật.
Trường hợp pháp luật liên quan không yêu cầu cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản chấp thuận thì tổ chức góp vốn phải có văn bản xác nhận việc này;
Trường hợp tổ chức góp vốn là doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài thì phải đảm bảo duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được cơ quan có thẩm quyền của nước nơi các tổ chức này đóng trụ sở chính cho phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm tại Việt Nam.
Trường hợp quy định của nước nơi tổ chức này đóng trụ sở chính không có yêu cầu phải có văn bản chấp thuận thì phải có văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật nước đó;
Có báo cáo tài chính 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động được kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần.”
Bên cạnh đó, Nghị định cũng nêu rõ, các đơn vị, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, hay các doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài khi thành lập công ty bảo hiểm hay chi nhánh tại Việt Nam cần phải đáp ứng những điều kiện tại Điều 67 của Luật Kinh doanh bảo hiểm và điều kiện về tài chính như sau:
“1. Điều kiện quy định tại điểm a và điểm d ở trên;
2. Được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài nơi doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài đóng trụ sở chính xác nhận đảm bảo duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và không vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm trong thời hạn 03 năm liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.”
2. Điều kiện để tăng vốn điều lệ và vốn được cấp
Đồng thời, Nghị định số 46/2023/NĐ-CP cũng quy định doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm muốn tăng vốn điều lệ, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam muốn tăng vốn được cấp phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Việc tăng vốn điều lệ, vốn được cấp được thực hiện bằng tiền Đồng Việt Nam;
– Cổ đông, thành viên góp vốn của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, công ty mẹ của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam không được sử dụng vốn vay, nguồn vốn ủy thác đầu tư của các tổ chức, cá nhân khác để bổ sung vốn điều lệ, vốn được cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam;
– Sau khi tăng vốn điều lệ, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm vẫn phải đảm đảm bảo đáp ứng điều kiện về cơ cấu cổ đông quy định tại Điều 66 Luật Kinh doanh bảo hiểm đối với công ty cổ phần.
Đối với các công ty cổ phần được thành lập trước thời điểm ngày 1/1/2023, việc đáp ứng quy định về cơ cấu cổ đông quy định tại Điều 66 Luật Kinh doanh bảo hiểm đối với công ty cổ phần được áp dụng kể từ ngày 1/1/2026.
– Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm thực hiện bổ sung vốn điều lệ từ nguồn vốn góp của cổ đông, thành viên góp vốn mới thì cổ đông, thành viên góp vốn mới này phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 64 và Điều 65 Luật Kinh doanh bảo hiểm.”
3. Điều kiện giảm vốn điều lệ, vốn được cấp
“Nghị định cũng quy định doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam muốn giảm vốn điều lệ, vốn được cấp phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tài chính theo quy định tại Nghị định này;
– Sau khi giảm vốn điều lệ, vốn được cấp, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam vẫn phải đảm bảo các quy định về vốn, biên khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật và điều kiện về cơ cấu cổ đông quy định tại Điều 66 Luật Kinh doanh bảo hiểm đối với công ty cổ phần.
4. Hồ sơ để thành lập công ty bảo hiểm
Để thành lập công ty bảo hiểm, bên cạnh đáp ứng đủ những điều kiện về tài chính được nêu trên, các đơn vị, doanh nghiệp cũng phải chuẩn bị hồ sơ đầy đủ bao gồm những giấy tờ sau đây:
- Đơn xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động công ty;
- Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
- Phương án hoạt động năm năm đầu, trong đó nêu rõ phương thức trích lập dự phòng nghiệp vụ, chương trình tái bảo hiểm, đầu tư vốn, hiệu quả kinh doanh, khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm và lợi ích kinh tế của việc thành lập doanh nghiệp;
- Danh sách, lý lịch, các văn bằng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người quản trị, người điều hành doanh nghiệp;
- Mức vốn góp và phương thức góp vốn, danh sách những tổ chức, cá nhân chiếm 10% số vốn điều lệ trở lên; tình hình tài chính và những thông tin khác có liên quan đến các tổ chức, cá nhân đó;
- Quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm của loại sản phẩm bảo hiểm dự kiến tiến hành.
- Có loại hình doanh nghiệp và điều lệ phù hợp với quy định của Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2020 và các quy định khác của pháp luật;
- Người quản trị, người điều hành có năng lực quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm.
- Tổ chức, cá nhân góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Không thuộc các đối tượng bị cấm theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật doanh nghiệp;
- Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn phải góp vốn bằng tiền và không được sử dụng vốn vay, vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn;
- Tổ chức tham gia góp vốn từ 10% vốn điều lệ trở lên phải hoạt động kinh doanh có lãi trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và không có lỗ lũy kế đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;
- Tổ chức tham gia góp vốn hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định phải bảo đảm vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định tối thiểu bằng số vốn dự kiến góp;
- Trường hợp tổ chức tham gia góp vốn là doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty chứng khoán thì các tổ chức này phải đảm bảo duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho phép tham gia góp vốn theo quy định pháp luật chuyên ngành.
5. Quy trình, thủ tục đăng ký kinh doanh công ty bảo hiểm
Nếu các đơn vị, doanh nghiệp vẫn chưa nắm rõ thủ tục đăng ký kinh doanh công ty bảo hiểm thì cũng đừng quá lo lắng, Luật Tân Hoàng Invest đã tổng hợp chi tiết ngay sau đây, bạn có thể tham khảo ngay.
Chuẩn bị hồ sơ, gửi đề nghị cấp giấy phép thành lập
Hồ sơ thành lập công ty bảo hiểm sẽ được chuẩn bị theo nội dung bên trên, đồng thời các đơn vị, doanh nghiệp cũng sẽ gửi đề nghị cấp giấy phép thành lập công ty. Giấy đề nghị thành lập công ty sẽ cung cấp thông tin về cơ cấu tổ chức, nguồn vốn và mục tiêu hoạt động của công ty; quy chế hoạt động mô tả các quy định về quản lý, hoạt động và phân chia lợi nhuận trong công ty; báo cáo tài chính dự kiến dùng để dự báo về tài chính và hiệu quả kinh doanh của công ty.
Nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty bảo hiểm
Sau khi đã chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, các đơn vị, doanh nghiệp sẽ phải đem nộp tại các cơ quan quản lý bảo hiểm, chẳng hạn như Sở kế hoạch và Đầu tư, nơi mà các đơn vị, doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Chờ giải quyết hồ sơ
Trong thời hạn 3 – 5 ngày làm việc, nếu như hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì Sở kế hoạch và Đầu tư sẽ thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp hồ sơ có xảy ra sai sót, doanh nghiệp sẽ được cơ quan Đăng ký kinh doanh trả lời lý do bằng văn bản.
Công bố thông tin công ty
Các đơn vị, doanh nghiệp sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai. Nội dung công bố bao gồm: Nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Ngành nghề kinh doanh; danh sách cổ đông sáng lập.
Lưu ý: Theo như quy định tại khoản 1 Điều 45 của Nghị định 122/2021/NĐ-CP, nếu các đơn vị, doanh nghiệp có hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Lưu ý sau khi thành lập doanh nghiệp bảo hiểm
Để thành lập công ty bảo hiểm đúng với pháp luật hiện hành, các đơn vị, doanh nghiệp cần lưu ý những điều dưới đây:
1. Doanh nghiệp phải treo bảng hiệu công ty bảo hiểm
Doanh nghiệp cần đặt làm bảng hiệu công ty bảo hiểm, bảng hiệu có thể thiết kế tùy theo sở thích, đặc trưng. Thế nhưng các đơn vị, doanh nghiệp phải đảm bảo có tên, địa chỉ, số điện thoại,..đầy đủ các thông tin. Sau đó, doanh nghiệp thực hiện treo bảng hiệu công ty đúng quy định.
2. Doanh nghiệp nên đăng ký mua chữ ký số
Việc đăng ký mua chữ ký số sẽ phục vụ cho mục đích đóng thuế trực tuyến. Kế toán viên của công ty có thể sử dụng chữ ký số này để đóng thuế trực tuyến cho công ty bảo hiểm.
3. Tiến hành thuê kế toán viên và sử dụng những dịch vụ kế toán
Nếu doanh nghiệp có điều kiện thì có thể thuê cho công ty một kế toán viên để dễ dàng kiểm soát những vấn đề về sổ sách, quyết toán thuế cho công ty, doanh nghiệp hơn.
4. Công ty bảo hiểm cần khắc con dấu của công ty
Công ty bảo hiểm cần đặt khắc con dấu cho công ty. Số lượng, hình thức con dâu sẽ do doanh nghiệp quyết định. Tuy nhiên, cần lưu ý là con dấu phải chứa tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp.
5. Công ty bảo hiểm cần thực hiện phát hành hóa đơn giá trị gia tăng lên chi cục Thuế quản lý trực tiếp để xuất được hóa đơn cho khách hàng
6. Doanh nghiệp cần tiến hành góp vốn theo quy định
Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn quy định là 90 ngày.
7. Thực hiện đóng thuế và kê khai đúng theo quy định pháp luật
Sau khi đã đi vào hoạt động, các doanh nghiệp công ty bảo hiểm cần nộp tờ khai thuế môn bài đúng quy định. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải đóng đủ những loại thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế môn bài.
Trên đây là những thông tin chi tiết về thành lập công ty bảo hiểm mà chúng tôi đã tổng hợp đến bạn. Hy vọng bài viết sẽ giúp các doanh nghiệp có thêm những kiến thức hữu ích để thực hiện đúng với pháp luật hiện hành.
Nếu vẫn còn bất kì câu hỏi nào khác, hãy liên hệ ngay với Luật Tân Hoàng Invest thông qua Website: https://luattanhoang.com/ hoặc Fanpage: https://www.facebook.com/luatsutanhoang để được tư vấn nhanh nhất nhé.
Bài viết liên quan khác
Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch đầu tư tại các quận huyện
Doanh Nghiệp Tư Nhân Là Gì? Tổng quan pháp lý về loại hình doanh nghiệp này
Doanh nghiệp nhà nước là gì vai trò và tầm quan trọng với nền kinh tế
Trách nhiệm pháp lý là gì? các đặc điểm và phân loại của nó
Điều kiện để được công nhận tư cách pháp nhân là gì?
Ý nghĩa và nội dung của ngày pháp luật việt nam 09/11
Mẫu hợp đồng lao động 2024 chuẩn theo Bộ luật Lao động mới nhất
Pháp lý doanh nghiệp là gì và tại sao nó quan trọng