Hiện nay, dịch thuật đang đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế – xã hội. Đặc biệt, đối với các đơn vị, doanh nghiệp đang sở hữu quy mô lớn thì dịch thuật lại càng có ý nghĩa, bởi vì rất nhiều hợp đồng giao dịch đòi hỏi sự chính xác trong ngôn ngữ, điều này còn là yếu tố để quyết định nên sự thành công, chuyên nghiệp của một doanh nghiệp. Nếu bạn muốn thành lập công ty dịch thuật những vẫn chưa biết hồ sơ, thủ tục phải chuẩn bị như thế nào thì đừng lo lắng, hãy cùng Luật Tân Hoàng tìm hiểu ngay các thông tin chi tiết cũng như lưu ý khi thành lập công ty ngay trong bài viết sau đây nhé!
Thành lập công ty dịch thuật cần đáp ứng những điều kiện gì?
Ngành dịch thuật vốn dĩ là ngành kinh doanh không cần phải đáp ứng quá nhiều điều kiện bởi vì không nằm trong danh mục những ngành nghề kinh doanh cần đáp ứng điều kiện theo quy định tại Luật đầu tư năm 2020. Thế nhưng, để thành lập công ty dịch thuật, các đơn vị, doanh nghiệp vẫn cần chú ý đáp ứng một số điều kiện, yêu cầu về người dịch thuật và cộng tác viên dịch thuật như sau:
Theo Điều 27, Nghị định 23/2015/NĐ-CP, người dịch cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Người dịch thuật phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ đúng theo quy định pháp luật;
- Người dịch thuật phải sở hữu bằng cử nhân ngoại ngữ trở lên về thứ tiếng nước ngoài cần dịch hoặc là có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với thứ tiếng nước ngoài cần dịch;
- Đối với ngôn ngữ không phổ biến mà người dịch không có bằng cử nhân ngoại ngữ, bằng tốt nghiệp đại học như trên thì phải thông thạo ngôn ngữ cần dịch.
Điều kiện cần thiết cho cộng tác viên dịch thuật
- Cộng tác viên dịch thuật phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn, điều kiện của người dịch được làm cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp trong phạm vi cả nước;
- Người dịch là cộng tác viên của Phòng tư pháp phải ký hợp đồng cộng tác viên dịch thuật với Phòng Tư pháp, trong đó xác định rõ trách nhiệm của người dịch đối với nội dung, chất lượng của bản dịch.
Bên cạnh đó, người dịch cũng cần lưu ý một số giấy tờ, văn bản chứng thực về tính chính xác của nội dung bản dịch; không được dịch những giấy tờ, văn bản theo quy định tại Điều 32 của Nghị định 23/2015/NĐ – CP để yêu cầu chứng thực chữ ký người dịch như sau:
“Giấy tờ, văn bản đã bị tẩy xóa, sửa chữa; thêm, bớt nội dung không hợp lệ;
Giấy tờ, văn bản đã bị hỏng, cũ nát không xác định được nội dung;
Giấy tờ, văn bản đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mất nhưng ghi rõ không được dịch;
Giấy tờ, văn bản có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh chống xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức, vi phạm quyền công dân.
Giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự.”
Hồ sơ thành lập công ty dịch thuật
Hồ sơ để thành lập công ty dịch thuật sẽ bao gồm những giấy tờ sau đây:
- Dự thảo điều lệ của công ty;
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH);
- Danh sách cổ đông sáng lập (đối với công ty cổ phần);
- Văn bản ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải đại diện pháp luật);
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trường hợp có nhà đầu tư hoặc tổ chức nước ngoài tham gia);
- Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của các thành viên, đại diện pháp luật và người được ủy quyền nộp hồ sơ (không quá 6 tháng).
Những thủ tục đăng ký kinh doanh công ty dịch thuật
Để đăng ký kinh doanh loại hình công ty dịch thuật, đòi hỏi các đơn vị, doanh nghiệp phải đáp ứng những thủ tục sau đây:
a. Loại hình công ty phù hợp với doanh nghiệp dịch thuật
Công ty dịch thuật cần phải lựa chọn loại hình doanh nghiệp sao cho phù hợp với công ty mình. Hiện nay, có các loại hình doanh nghiệp phổ biến như sau: Doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn (1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên) và công ty cổ phần. Mỗi loại hình sẽ có những đặc điểm riêng. Các đơn vị, doanh nghiệp hãy cân nhắc kỹ càng và lựa chọn loại hình phù hợp với công ty mình.
b. Địa chỉ của công ty
- Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
- Địa chỉ của công ty dịch thuật phải đảm bảo các điều kiện là không thuộc khu vực cấm, không lấy khu chung cư, tập thể làm địa chỉ công ty
- Doanh nghiệp có thể tận dụng nhà riêng để làm địa chỉ cho công ty dịch thuật nếu muốn tiết kiệm chi phí thuê văn phòng. Cấm sử dụng địa chỉ giả nếu không sẽ không được phép đăng ký kinh doanh.
c. Chọn lựa người làm đại diện pháp luật cho công ty dịch thuật
- Công ty dịch thuật cần lựa chọn người đại diện pháp luật sở hữu năng lực quản lý và điều hành các vấn đề của doanh nghiệp, bởi đây là người vô cùng quan trọng, quyết định các công việc có liên quan trực tiếp đến công ty.
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
d. Lựa chọn tên của công ty dịch thuật không bị trùng lặp với các công ty khác
- Tên công ty dịch thuật thì không được trùng lặp và không đặt tên gây nhầm lẫn với công ty khác.
- Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký không trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký.
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó thì không được đăng ký.
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký thì không hợp lệ.
- Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
- Tên tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký không được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.
- Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký không được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký.
- Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký không trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký.
- Doanh nghiệp có thể thực hiện tra cứu tên công ty để tránh trường hợp trùng lặp và giống với doanh nghiệp khác.
e. Thực hiện kê khai vốn điều lệ sau khi đã thành lập công ty dịch thuật
- Doanh nghiệp cần tiến hành kê khai vốn điều lệ phù hợp với khả năng, điều kiện của công ty mình hoặc tùy theo quy định về ngành nghề yêu cầu vốn pháp định.
- Nếu doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề không yêu cầu gì về vốn thì có thể đăng ký kê khai vốn điều lệ tùy thuộc vào mong muốn hay tài chính công ty.
- Nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề yêu cầu điều kiện về vốn pháp định thì cần đăng ký vốn điều lệ theo đúng quy định, tức là phải đăng ký vốn điều lệ tối thiểu ít nhất ngang bằng với vốn pháp định hoặc đăng ký nhiều hơn, chứ không được ít hơn so với mức vốn pháp định.
f. Đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp
- Khi thành lập công ty dịch thuật thì doanh nghiệp cần đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp, liên quan để có thể tiến hành dịch vụ dịch thuật và áp mã ngành chính xác để tiến hành kinh doanh dịch thuật.
- Doanh nghiệp có thể lựa chọn đăng ký kinh doanh ngành nghề: Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa được phân vào đâu (mã ngành kinh doanh dịch thuật cụ thể là 7490). Chi tiết là hoạt động phiên dịch (mã ngành 74909).
- Nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề không yêu cầu điều kiện thì có thể không cần chuẩn bị điều kiện ngành nghề và có thể đi vào kinh doanh ngay sau khi có giấy phép. Nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề yêu cầu điều kiện thì cần chuẩn bị đầy đủ điều kiện kinh doanh và xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh mới được đi vào hoạt động.
Những lưu ý sau khi hoàn tất thành lập công ty dịch thuật
Ngay sau khi các đơn vị, doanh nghiệp đã nhận được giấy chứng đăng ký kinh doanh, thành lập công ty dịch thuật, thì cần phải lưu ý hoàn thành những công việc dưới đây để tránh bị xử phạt hành chính, cụ thể như sau:
1. Thực hiện treo bảng hiệu của công ty;
2. Đăng ký mua chữ ký số điện tử (gọi tắt là token);
3. Nên thực hiện nộp các hồ sơ, giấy tờ kê khai thuế ban đầu;
4. Đăng ký, thông báo phát hành hóa đơn điện tử;
5. Mở tài khoản và thông báo số tài khoản ngân hàng;
6. Hoàn thiện những điều kiện về giấy phép, chứng chỉ và vốn góp;
7. Hoàn tất việc thuê hay sử dụng những dịch vụ kế toán;
8. Hoàn tất những thủ tục về kê khai cũng như đóng các loại thuế cần thiết, chẳng hạn như: Thuế thu nhập doanh nghiệp sau khi kết thúc năm tài chính; Thuế giá trị gia tăng theo quý báo cáo của doanh nghiệp; Thuế môn bài (mức đóng thuế môn bài phụ thuộc vào mức vốn điều lệ mà công ty đăng ký).
9. Tham gia bảo hiểm cho người lao động và các công việc liên quan khác theo quy định;
10. Các đơn vị, doanh nghiệp phải thực hiện chế độ báo cáo tháng/quý/năm định kỳ theo quy định của pháp luật về thuế.
Câu hỏi thường gặp về thành lập công ty dịch thuật
– Điều kiện để thành lập công ty dịch vụ dịch thuật bao gồm những gì?
Ngoài việc phải đáp ứng các điều kiện tương tự khi thành lập các loại hình doanh nghiệp khác, bạn cũng cần phải đảm bảo yêu cầu về bằng cấp người dịch ngôn ngữ hoặc lựa chọn nộp bản cam kết thông thạo ngôn ngữ đã đăng ký (trường hợp đối với các ngôn ngữ không được phổ biến tại Việt Nam).
– Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ dịch thuật là gì?
Các đơn vị, doanh nghiệp có thể tham khảo các mã ngành nghề dịch thuật như sau :
Mã ngành cấp 4: 7490 – Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa được phân vào đâu;
Chi tiết: Hoạt động phiên dịch.
– Hồ sơ để thành lập công ty dịch thuật sẽ bao gồm những gì?
Để thành lập công ty dịch thuật, các doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ gồm có: Điều lệ công ty, giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, danh sách thành viên (đối với công ty TNHH), danh sách cổ đông sáng lập (đối với công ty cổ phần)…
Thủ tục trong thành lập công ty dịch thuật được pháp luật quy định như thế nào?
Để đăng ký kinh doanh dịch vụ dịch thuật, có thể thực hiện nộp hồ sơ theo 1 trong 2 cách sau đây: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KH&ĐT; nộp hồ sơ qua mạng và đăng ký nhận giấy phép kinh doanh qua dịch vụ bưu chính.
– Để nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp dịch vụ dịch thuật qua mạng như thế nào?
Quy trình nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh dịch vụ dịch thuật qua mạng được thực hiện như sau:
Bước 1. Bạn cần tạo một tài khoản/ hồ sơ để đăng ký doanh nghiệp tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
Bước 2. Sau đó kê khai các thông tin tương tự như trên bản giấy, tải văn bản điện tử;
Bước 3. Tiếp tục ký xác thực hồ sơ đã đăng ký bằng loại chữ ký số (gọi tắt là token) hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh;
Bước 4. Thanh toán những chi phí và nhận giấy biên nhận đăng ký qua mạng theo hướng dẫn trên website của Cổng thông tin quốc gia.
Dịch vụ thành lập công ty dịch thuật – Luật Tân Hoàng Invest
Nếu các đơn vị, doanh nghiệp có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến dịch vụ thành lập công ty dịch thuật cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ Luật Tân Hoàng Invest để được đội ngũ nhân viên tư vấn chi tiết nhất. Ngoài ra khi đến với Luật Tân Hoàng Invest, khách hàng còn được cung cấp những dịch vụ pháp lý như:
- Tư vấn, cung cấp các thông tin thủ tục, cũng như những dịch vụ công trực tuyến có liên quan đến việc bắt đầu đầu tư kinh doanh và thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh;
- Tư vấn hỗ trợ thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh;
- Tư vấn, hỗ trợ dịch vụ kế toán – chữ ký số;
- Tư vấn hỗ trợ dịch vụ hóa đơn điện tử;
- Dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài;
- Và một số dịch vụ pháp lý khác theo nhu cầu của khách hàng.
Việc hiểu rõ những quy định pháp lý về thành lập công ty dịch thuật cũng như những lưu ý đi kèm là điều vô cùng quan trọng và cần thiết đối với các đơn vị, doanh nghiệp. Hy vọng bài viết trên đã mang đến những kiến thức bổ ích để các doanh nghiệp cân nhắc trong việc thành lập công ty dịch thuật.
Nếu vẫn còn bất kì câu hỏi nào khác, hãy liên hệ với Luật Tân Hoàng Invest thông qua Website: https://luattanhoang.com/ hoặc Fanpage:https://www.facebook.com/luatsutanhoang để được tư vấn nhanh nhất nhé.
Bài viết liên quan khác
Tư vấn thủ tục thành lập công ty cho thuê tài chính
Thành lập công ty tiếng anh theo luật doanh nghiệp mới nhất
Tìm Hiểu Quy Trình Thành Lập Công Ty Thương Mại Đơn Giản
5 Mẫu nội quy công ty chuẩn, chi tiết nhất cho doanh nghiệp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp – Lưu ý quan trọng
Thành lập công ty TNHH cần bao nhiêu vốn? [Giải đáp chi tiết]
Kinh nghiệm thành lập công ty đầy đủ, chi tiết từ A-Z
Lưu ý khi lựa chọn ngành nghề kinh doanh bạn nên biết