Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu tiêu dùng của mọi người ngày càng gia tăng. Do đó, các công ty ngày càng chú trọng đến vấn đề sản xuất chất lượng, có hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo nhanh chóng theo kế hoạch. Thêm vào đó là có rất nhiều công ty sản xuất ra đời. Bài viết sau đây của Luật Tân Hoàng sẽ tư vấn cụ thể cho bạn về thủ tục thành lập công ty sản xuất 2023.
1. Có thể hiểu như thế nào về công ty sản xuất?
Sản xuất là hoạt động sản xuất vật chất mang lại kinh tế của con người. Đó là quá trình tạo ra sản phẩm để sử dụng, trao đổi trong thương mại. Doanh nghiệp sản xuất (Manufacturing enterprises) là những doanh nghiệp sử dụng nguồn lực để thực hiện hoạt động sản xuất. Nguồn lực lao động sử dụng tư liệu sản xuất kết hợp với ứng dụng khoa học công nghệ để sản xuất sản phẩm hàng hóa. Tất cả đều nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Quá trình sản xuất của một doanh nghiệp là sự kết hợp giữa ba yếu tố: sức lao động, đối tượng lao động cùng với tư liệu lao động. Các yếu tố này kết hợp với nhau nhằm mục đích cuối cùng là tạo ra sản phẩm. Cụ thể:
Sức lao động: Đây là khả năng của lao động của con người khi sử dụng toàn bộ thể lực và trí lực vào trong quá trình lao động.
Đối tượng lao động: Đây là bộ phận của giới tự nhiên mà hoạt động của con người biến đổi nó theo mục đích của mình. Đối tượng lao động gồm hai loại cơ bản như sau:
- Loại có sẵn trong tự nhiên: Đây là loại liên quan đến các ngành công nghiệp khai thác như: khoáng sản, đất, đá, thủy sản…
- Loại đã qua chế biến có sự tác động của lao động trước đó như: thép, phôi, sợi dệt, bông… Nó còn là đối tượng lao động của các ngành công nghiệp chế biến.
Tư liệu lao động: Đây là vật truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động. Mục đích của tư liệu lao động là nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm. Trong sản xuất thường bao gồm có hai loại tư liệu lao động cụ thể như sau:
- Bộ phận trực tiếp: Bộ phận này hay công cụ lao động sẽ tác động vào đối tượng lao động theo mục đích của con người.
- Bộ phận gián tiếp: Công cụ lao động giữ vai trò quyết định đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm trong tư liệu lao động.
2. Điều kiện thành lập công ty sản xuất mà các doanh nghiệp cần đáp ứng
Tùy thuộc vào mặt hàng sản xuất, doanh nghiệp có thể xác định các điều kiện nhất định cần đáp ứng theo quy định của pháp luật. Cụ thể tại Phụ lục IV của Luật đầu tư 2020 nêu rõ, nếu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì cần lưu ý bổ sung thêm giấy phép con trước khi đi vào hoạt động. Ngược lại, nếu ngành nghề kinh doanh không có điều kiện thì doanh nghiệp có thể bắt đầu hoạt động. Thời gian hoạt động được tính ngay khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Một vài ngành nghề sản xuất có điều kiện có thể kể đến là: Sản xuất con dấu (STT: 01), sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu xe ô tô (STT: 73), sản xuất mỹ phẩm (182),… Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn phải đáp ứng các điều kiện chung theo Luật Doanh nghiệp 2020 về sản xuất kinh doanh ở các ngành nghề:
3. Điều kiện chi tiết về chủ thể thành lập doanh nghiệp sản xuất
Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 đã quy định rằng, tất cả các tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp trong khu vực Việt Nam. Tuy nhiên, điều này sẽ không được áp dụng với các trường hợp được quy định tại khoản 2 của điều luật này. Cụ thể:
“Điều 17. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp…
Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
- Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
- Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.”
4. Điều kiện về chọn lựa và đặt tên công ty sản xuất
Tên doanh nghiệp là yếu tố đầu tiên để mọi người nhớ đến thương hiệu của bạn. Nó được dùng để nhận biết và phân biệt các doanh nghiệp với nhau. Tên doanh nghiệp là thông tin vô cùng quan trọng. Chính vì lẽ đó mà doanh nghiệp phải đặt tên một cách chính xác như sau:
- Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng được viết trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ số và ký hiệu.
- Doanh nghiệp sản xuất không được đặt tên vi phạm các trường hợp bị cấm được quy định tại Điều 38 của Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể:
“Điều 38. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp
- Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 của Luật này.
- Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
- Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.”
5. Điều kiện liên quan đến trụ sở chính của doanh nghiệp sản xuất
Trụ sở chính của doanh nghiệp sản xuất là địa điểm liên lạc của khách hàng với doanh nghiệp. Địa chỉ của công ty theo luật Doanh Nghiệp phải bao gồm: Số nhà, tên đường, thôn (xóm), phường (xã), quận (huyện), tỉnh (thành phố) và Việt Nam.
Đặc biệt, trụ sở chính của công ty bắt buộc phải treo biển tên công ty. Nơi đặt địa điểm công ty cũng có thể được đăng ký ở nhà mặt đất. Hoặc thậm chí là chung cư thương mại văn phòng. Đặc biệt là tuyệt đối không được phép đăng ký hoạt động công ty ở nhà tập thể hay chung cư để ở.
Một địa chỉ có thể được đăng ký cho nhiều công ty làm trụ sở chính nhưng phải khác tầng và khác phòng. Một sự thuận tiện mà doanh nghiệp sản xuất có thể tận dụng là nơi đặt công ty không cần phải có sổ hộ khẩu. Đặc biệt, doanh nghiệp sau khi thành lập vẫn có thể thay đổi địa chỉ trụ sở chính theo điều kiện của công ty.
6. Điều kiện cụ thể về ngành, nghề đăng ký kinh doanh sản xuất
Hiện nay, doanh nghiệp có thể lựa chọn đa dạng các ngành nghề kinh doanh. Điều này chỉ cần phù hợp với điều kiện tài chính và lượng nhân công của doanh nghiệp. Theo điểm a khoản 1 Điều 27 thuộc Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị pháp luật cấm đầu tư kinh doanh. Doanh nghiệp chỉ kinh doanh ngành nghề đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể:
“Điều 27. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh”.
Các ngành nghề sản xuất được các doanh nghiệp thường lựa chọn như:
- Mã ngành nghề chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt (1010);
- Mã ngành nghề chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản (1020);
- Mã ngành nghề chế biến và bảo quản rau quả (1030);
- Sản xuất giày, dép (1520);
- Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện (1610);
- Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản (1680);
- Sản xuất các sản phẩm khác từ giấy và bìa chưa được phân loại vào đâu (1709);
- …..
7. Điều kiện về tiêu chuẩn lựa chọn người đại diện của doanh nghiệp sản xuất
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sản xuất phải là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên. Những đối tượng này cần đảm bảo có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý hay thành lập doanh nghiệp. Họ cũng không nhất thiết phải là người góp vốn trong công ty.
- Người đại diện của doanh nghiệp sản xuất có thể là người Việt Nam hay người nước ngoài. Điều lệ công ty sẽ phải quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý của họ. Đồng thời, họ cũng sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp luật của doanh nghiệp.
Người đại diện theo pháp luật của công ty sản xuất có thể giữ các chức danh khác nhau tùy theo loại hình doanh nghiệp đăng ký. Cụ thể: Giám đốc, Tổng giám đốc, Chủ tịch công ty hay Chủ tịch Hội đồng quản trị. Nếu thuê người đại diện theo pháp luật thì doanh nghiệp phải có thêm hợp đồng lao động và quyết định bổ nhiệm.
8. Điều kiện về vốn điều lệ của doanh nghiệp sản xuất
- Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cùng với các thành viên công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thanh lap cong ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty hợp danh. Nó cũng là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hay được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
- Hiện tại, Luật doanh nghiệp không quy định rõ ràng số vốn điều lệ tối thiểu và số vốn điều lệ tối đa cần các doanh nghiệp phải đăng ký. Thành lập công ty kinh doanh ngành nghề có yêu cầu cần vốn pháp định là trường hợp ngoại lệ. Các ngành nghề kinh doanh cần vốn pháp định đã được Luật Đầu tư và các văn bản pháp luật chuyên ngành quy định rõ ràng.
9. Thủ tục và giấy tờ cơ bản mà doanh nghiệp cần chuẩn bị khi thành lập công ty sản xuất
Dưới đây là một số giấy tờ và thủ tục cơ bản mà doanh nghiệp sản xuất nào cũng cần đáp ứng đầy đủ:
Lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho công ty kinh doanh sản xuất
Công ty sẽ cần phải đánh giá, xem xét và cân nhắc loại hình doanh nghiệp thực sự phù hợp với điều kiện kinh doanh sản xuất. Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có những đặc điểm riêng không trùng lặp với nhau. Cụ thể bao gồm: Công ty tư nhân, công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Tên công ty phải phân biệt được với những công ty khác
Tên công ty sản xuất phải là duy nhất, không trùng lặp hay nhầm lẫn theo điều 42 trong Luật doanh nghiệp. Cụ thể: Tên trùng là tên tiếng Việt doanh nghiệp đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó. Một số trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn như sau:
- Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng lặp với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên riêng đề nghị đăng ký của doanh nghiệp chỉ khác tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hay các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt. Sự trùng hợp với các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó là cũng không được chấp nhận;
- Tên riêng đề nghị đăng ký của doanh nghiệp chỉ khác tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-” và “_”;
- Tên riêng đề nghị đăng ký của doanh nghiệp chỉ khác tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước, “mới” ngay sau hay trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên riêng đề nghị đăng ký của doanh nghiệp chỉ khác tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hay từ có ý nghĩa tương tự.
Ngoài ra, tên doanh nghiệp cũng phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt. Tên doanh nghiệp cũng có thể được đặt theo tên nước ngoài hay viết tắt. Tuy nhiên, tuyệt đối không được phép sử dụng tên cơ quan nhà nước làm tên công ty. Đặc biệt là những từ ngữ thiếu văn hóa, trái thuần phong, mỹ tục của dân tộc thì càng bị cấm khi đặt tên.
Người đại diện pháp luật được chọn của công ty sản xuất
Người đại diện pháp luật sẽ được coi như gương mặt đại diện của doanh nghiệp. Do đó, một người đại diện đúng chuẩn là người có đủ năng lực, kinh nghiệm và sự am hiểu sâu sắc về công ty.
Một công ty có thể chọn một hoặc nhiều người làm người đại diện tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, một người đại diện ở Việt Nam là yếu tố mà các doanh nghiệp cần phải lưu ý. Người đại diện theo pháp luật là những đối tượng giữ vị trí giám đốc, chủ tịch, quản lý. Hoặc những người được chỉ định đảm nhận vị trí người đại diện.
Địa chỉ công ty cần được đặt ở khu vực đúng quy định
Một số lưu ý khi đặt địa chỉ công ty sản xuất mà bạn cần tuân thủ như sau:
- Địa chỉ của công ty sản xuất không được đặt ở nước ngoài mà phải ở bên trong lãnh thổ Việt Nam. Thông tin địa chỉ phải rõ ràng, chính xác với số nhà, ngõ, ngách, phường, quận, thành phố,…
- Tuyệt đối nghiêm cấm đặt địa chỉ công ty ở khu vực chỉ được sử dụng để sinh sống. Cụ thể như khu chung cư, nhà tập thể hoặc các khu vực cấm khác.
- Có thể tận dụng nhà riêng để làm văn phòng nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư. Hoặc doanh nghiệp cũng có thể thuê văn phòng có địa chỉ rõ ràng làm địa chỉ công ty.
Vốn tối thiểu hay vốn điều lệ phải đúng quy định
- Số vốn điều lệ tối thiểu mà một doanh nghiệp sản xuất cần chuẩn bị khi thành lập công ty sẽ phụ thuộc vào điều kiện tài chính. Thêm vào đó là quy định về vốn của ngành nghề đăng ký kinh doanh.
- Trong trường hợp nếu ngành nghề kinh doanh không có yêu cầu về vốn thì doanh nghiệp có thể tự kê khai vốn điều lệ. Mức vốn điều lệ sẽ tùy thuộc vào khả năng cũng như mong muốn của doanh nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể đăng ký vốn điều lệ tùy thích. Mức vốn sẽ không có giới hạn tối thiểu hay tối đa.
- Nếu ngành nghề kinh doanh yêu cầu về vốn pháp định thì công ty sản xuất cần đăng ký vốn điều lệ theo đúng quy định pháp luật. Doanh nghiệp phải kê khai số vốn điều lệ tối thiểu bằng hoặc hơn số vốn pháp định đã được quy định.
Ngành nghề đăng ký kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp
- Tiến hành đăng ký kinh doanh là việc góp phần thành lập công ty sản xuất thành công. Chỉ có như thế thì doanh nghiệp mới có thể kinh doanh hợp pháp.
- Trong trường hợp nếu doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì quá trình chuẩn bị hoạt động kinh doanh phải đáp ứng yêu cầu được ngành nghề quy định. Nếu trường hợp doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề không có yêu cầu điều kiện thì có thể hoạt động kinh doanh ngay sau khi được thành lập.
Quy trình thành lập công ty sản xuất tại Việt Nam đúng chuẩn nhất năm 2023
Dù là công ty Việt Nam hay công ty có vốn đầu tư nước ngoài thì đều phải thực hiện quy trình thành lập công ty sản xuất. Dưới đây là các thủ tục đầy đủ mà doanh nghiệp sản xuất phải thực hiện:
Thủ tục về quyền kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký kinh doanh
Thủ tục đăng ký kinh doanh là phần việc cần thiết mà các doanh nghiệp phải thực hiện chính xác:
Bước 1: Để tiến hành hoạt động kinh doanh thì cần tìm kiếm mặt bằng văn phòng và nhà xưởng sản xuất.
- Các nhà đầu tư thường đặt nhà xưởng và văn phòng tại cùng một địa chỉ để thuận tiện cho quá trình quản lý hoạt động kinh doanh. Ngoài ra cũng có trường hợp văn phòng đặt ở một nơi nhưng xưởng sản xuất lại ở nơi khác.
- Như vậy, khi tìm kiếm mặt bằng chỉ doanh nghiệp sản xuất cần lưu ý các vấn đề sau:
- Địa chỉ đang được cân nhắc lựa chọn có thành lập được văn phòng công ty không?
- Địa chỉ đang được cân nhắc lựa chọn có thành lập được xưởng sản xuất không?
- Thông thường, doanh nghiệp sản xuất phải xem quy hoạch liên quan đến địa chỉ đang được cân nhắc lựa chọn. Thêm vào đó phải liên hệ với các đơn vị tư vấn để được nắm bắt trước thông tin lựa chọn địa chỉ. Điều này nhằm tránh trường hợp doanh nghiệp sau khi ký xong hợp đồng đặt cọc hoặc thuê lại mà không được cấp giấy phép.
- Doanh nghiệp cũng nên xem xét hồ sơ pháp lý của văn phòng cũng như xưởng sản xuất. Thêm vào đó là cũng nên xem xét tính hợp pháp của hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh. Thông thường, doanh nghiệp sản xuất phải xem toàn bộ xem giấy tờ của địa chỉ để đảm bảo tính hợp pháp. Đồng thời cũng phải xác định xem địa chỉ đang được cân nhắc lựa chọn này có quyền được cho thuê không?
- Doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng các thỏa thuận trong hợp đồng đặt cọc và cả hợp đồng thuê văn phòng, nhà xưởng.
Bước 2: Xin một số giấy tờ quan trọng để thành lập doanh nghiệp sản xuất hợp pháp
Doanh nghiệp cần xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Hãy lưu ý rằng, trong ngành nghề kinh doanh phải đăng ký ngành sản xuất một cách cụ thể nhất.
Bước 3: Xin giấy phép hoạt động đối với sản phẩm sản xuất hoặc giấy phép con
- Nếu doanh nghiệp sản xuất mặt hàng có điều kiện thì doanh nghiệp phải xin giấy phép con.
- Cụ thể là đối với một số sản phẩm được pháp luật có quy định việc phải đáp ứng điều kiện trước khi tiến hành việc sản xuất thì doanh nghiệp phải thực hiện. Hãy lưu ý là bắt buộc phải xin giấy phép hoạt động. Do đó, doanh nghiệp nên tham khảo quy định liên quan đến sản phẩm dự định sản xuất. Điều đặc biệt cần chú ý là chỉ được sản xuất sản phẩm sau khi được cấp phép.
Ví dụ doanh nghiệp sản xuất phân bón thì phải xin giấy phép hoạt động ở Bộ Công Thương và Bộ Tài Nguyên Môi Trường. Đối với doanh nghiệp sản xuất quần áo may sẵn thì doanh nghiệp không cần phải xin giấy phép này.
Bước 4: Tiến hành xin các loại giấy phép mà xưởng sản xuất cần phải có
Theo quy định, các xưởng sản xuất phải đáp ứng các điều kiện môi trường và phòng cháy chữa cháy. Do đó, bất kỳ xưởng sản xuất sản phẩm nào thì cũng phải thực hiện các thủ tục liên quan đến các vấn đề trên. Chỉ có như vậy thì doanh nghiệp mới có thể được xác nhận đáp ứng điều kiện an toàn về môi trường và phòng cháy chữa cháy. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần phải có các giấy phép của một số trường hợp cần thiết khác. Cụ thể như: điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm,…
Thủ tục liên quan đến việc đưa sản phẩm ra thị trường
Sau khi thực hiện các bước trên và khi đã có sản phẩm thì doanh nghiệp cần công bố chất lượng sản phẩm,… đến công chúng. Điều này nhằm mục đích đảm bảo sản phẩm được lưu thông hợp pháp trên thị trường.
Thủ tục liên quan đến bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Doanh nghiệp cần phải bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm và thương hiệu hay nhãn hiệu của sản phẩm. Bởi các quyền sở hữu trí tuệ hiện nay đang có xu hướng bị đạo nhái, đánh cắp một cách công khai. Một khi điều này xảy ra, những doanh nghiệp vi phạm sẽ bị pháp luật xử phạt nghiêm trọng.
Doanh nghiệp nên thực hiện các công việc cụ thể như sau:
- Tiến hành đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm của doanh nghiệp.
- Tiến hành đăng ký nhãn hiệu độc quyền của sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất.
- Một số quyền và nghĩa vụ khác mà doanh nghiệp cần đảm bảo thực hiện theo quy định của pháp luật.
Thủ tục liên quan đến mã vạch hàng hóa
Doanh nghiệp cần xin mã vạch hàng hóa cho các sản phẩm kinh doanh sản xuất. Điều này nhằm mục đích giúp doanh nghiệp thuận tiện cho việc lưu thông sản phẩm trên thị trường nội địa và quốc tế. Ngoài ra nó cũng giúp người tiêu dùng dễ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp. Thêm vào đó là doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý sản phẩm. Và việc thanh kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước cũng đơn giản hơn rất nhiều.
Một số lưu ý quan trọng không thể bỏ qua trong quá trình thành lập công ty sản xuất
Nắm vững những lưu ý cơ bản sau sẽ giúp quá trình thành lập công ty sản xuất của bạn trở nên thuận lợi hơn:
- Đăng ký tài khoản ngân hàng: Doanh nghiệp đăng ký tài khoản để có thể giao dịch được thuận lợi hơn. Hãy mang theo chứng minh thư nhân dân, con dấu công ty và giấy phép đăng ký doanh nghiệp khi đến ngân hàng. Sau khi có tài khoản thì thông báo số tài khoản này lên Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Góp vốn vào công ty sản xuất: Các thành viên, cổ đông, chủ công ty phải góp vốn vào doanh nghiệp trong 90 ngày. Thời hạn này được tính kể từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh. Tài sản góp vốn có thể là tiền hay thậm chí là tài sản. Giá trị tài sản được định giá tùy theo yêu cầu của công ty. Nếu không góp đủ vốn đúng cam kết thì phải làm thủ tục thay đổi vốn điều lệ theo quy định.
- Thuê kế toán viên hoặc sử dụng dịch vụ kế toán: Doanh nghiệp cần thuê một kế toán để giải quyết vấn đề về quyết toán hay báo cáo thuế ban đầu cho công ty.
- Tiến hành khắc con dấu: Công ty sản xuất sẽ cần có con dấu riêng nhanh chóng. Do đó, doanh nghiệp phải khắc con dấu sau khi có mã số thuế. Sau khi khắc con dấu thì mẫu dấu sẽ sử dụng cũng phải được công khai lên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp.
- Mua chữ ký số để đóng thuế online: Các doanh nghiệp cần mua chữ ký số điện tử để thuận lợi cho việc đóng thuế online. Doanh nghiệp cũng cần mở chức năng đóng thuế trực tuyến. Sau đó, kế toán của công ty sản xuất đóng thuế trực tuyến theo quy định bằng cách sử dụng chữ kỹ số.
- Tiến hành kê khai thuế và đóng thuế đúng thời hạn: Doanh nghiệp thực hiện kê khai và nộp tờ khai thuế môn bài sau khi mở công ty sản xuất trong 30 ngày. Hơn nữa, sau khi thành lập công thì những loại thuế mà doanh nghiệp cần đóng như: Thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Thông báo phát hành hóa đơn: Sau khi thành lập thì phát hành hóa đơn là việc mà các doanh nghiệp sản xuất phải làm. Sau khi được chấp nhận thì hãy đặt in hóa đơn để sử dụng.
- Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp: Trong 30 ngày kể từ ngày có giấy phép thành lập thì công ty sản xuất phải làm thủ tục công bố thông tin doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử quốc gia. Việc này phải được thực hiện đúng thời gian quy định. Nếu không tuân thủ sẽ bị xử phạt hành chính từ 1 – 2 triệu đồng.
- Treo bảng hiệu cho công ty: Doanh nghiệp sản xuất sẽ đặt làm và treo bảng hiệu công ty. Kích thước và hình thức bảng hiệu sẽ do doanh nghiệp tự quyết định. Tuy nhiên nó phải đầy đủ về tên công ty, địa chỉ, số điện thoại,…
Những thủ tục thành lập công ty sản xuất đã được Luật Tân Hoàng tư vấn cụ thể trong bài viết trên. Hy vọng bạn có thể nắm được các chú ý quan trọng để thành lập công ty sản xuất thuận lợi và trơn tru.
Bài viết liên quan khác
Danh sách các ngành nghề kinh doanh không điều kiện mới nhất
Quy định và các mẫu giấy chứng nhận mã số thuế liên quan
Quy trình, điều kiện, thủ tục thành lập công ty giáo dục mầm non
Điều kiện và Thủ tục xin giấy phép thành lập công ty cầm đồ
Thành lập công ty đấu giá tài sản điều kiện và các thủ tục liên quan
Tư vấn thủ tục thành lập công ty cho thuê tài chính
Thành lập công ty tiếng anh theo luật doanh nghiệp mới nhất
Tìm Hiểu Quy Trình Thành Lập Công Ty Thương Mại Đơn Giản