Quy Trình Thành Lập Công Ty Tài Chính Mới Nhất 2023 từ A-Z

Nền kinh tế có thể hoạt động và phát triển lớn mạnh như bây giờ không thể không nhắc đến tài chính. Nhờ có sự góp mặt của tài chính mà sự lưu thông của dòng tiền trong các giao dịch trên thị trường mới được trôi chảy như vậy. Bởi vậy, sự ra đời của các công ty tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu dòng chảy của tiền tệ cũng như có các biện pháp kịp thời về tình hình tài chính cho các doanh nghiệp.

Lĩnh vực tài chính thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bước vào hoạt động. Trong bài viết này, Luật Tân Hoàng Invest sẽ hướng dẫn bạn cụ thể về hồ sơ, quy trình cấp phép cùng các vấn đề liên quan đến thành lập công ty tài chính. 

1. Công ty tài chính là gì? 

Theo khoản 4 điều 4 trong Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định: “Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện bởi một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Tổ chức Tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.”

Từ đó, bạn có thể hiểu rằng, công ty tài chính là một hình thức của tổ chức tín dụng phi ngân hàng , phải nhận được sự cho phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì mới thành lập công ty tài chính. Công ty tài chính có thể có một số hoạt động ngân hàng (không có quyền thực hiện giao dịch tiền gửi giữa cá nhân và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng).

Công ty tài chính là gì?
Công ty tài chính là gì?

2. Điều kiện thành lập công ty tài chính

Điều kiện về vốn pháp định 

Công ty tài chính cần đáp ứng được điều kiện về vốn pháp định theo quy định của nhà nước từng thời kỳ. Mức vốn sẽ có sự khác nhau dựa trên tình hình thực tế về nền kinh tế nước nhà và các vấn đề liên quan khác. Theo luật quy định mới nhất hiện nay, mức vốn pháp định đối với tổ chức phi ngân hàng, cụ thể là công ty tài chính là 500 tỷ đồng.

Điều kiện quy định về cổ đông sáng lập 

Thông tư 30/2015/TT-NHNN được sửa đổi bổ sung tại Thông tư 15/2016/TT-NHNN về vấn đề cổ đông sáng lập như sau:

“Khoản 2 điều 11

  1. Có tối thiểu 02 cổ đông sáng lập là tổ chức.
  2. Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của nguồn vốn góp.
  3. Cam kết hỗ trợ về tài chính để giải quyết khó khăn trong trường hợp tổ chức tín dụng phi ngân hàng khó khăn về vốn hoặc khả năng chi trả, thanh khoản.
  4. Không phải là cổ đông chiến lược, cổ đông sáng lập, chủ sở hữu, thành viên sáng lập của tổ chức tín dụng khác được thành lập và hoạt động tại Việt Nam.
  5. Có khả năng về tài chính để góp vốn thành lập tổ chức tín dụng phi ngân hàng; không được dùng vốn ủy thác, vốn huy động, vốn vay của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức, cá nhân khác để góp vốn.

Điều kiện cần tuân thủ của cổ đông

Cũng trong khoản 2 Điều 11 được sửa đổi bổ sung tại Thông tư 15/2016/TT-NHNN quy định về cổ đông như sau:

  • Cá nhân làm cổ đông
  1.  Mang quốc tịch Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật;
  2.  Không thuộc những đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Cán bộ, công chức.”
  • Tổ chức làm cổ đông

+ Được thành lập công ty tài chính dưới sự cho phép của pháp luật Việt Nam

+ Trước khi nộp hồ sơ xin cấp phép thành lập công ty tài chính thì cần đảm bảo kinh doanh có lãi trong 3 năm liên tục.

+ Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về Thuế, BHXH theo quy định luật ban hành cho đến ngày nộp hồ sơ.

Điều kiện thành lập công ty tài chính
Điều kiện thành lập công ty tài chính

3. Hình thức tổ chức công ty tài chính

Tại điều 4 của Thông tư 30/2015/TT-NHNN quy định rõ ràng về hình thức tổ chức công ty tài chính như sau:

1. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nước được thành lập, tổ chức dưới các hình thức sau đây:

  •  Công ty cổ phần do các cổ đông là tổ chức và cá nhân cùng góp vốn thành lập theo quy định;
  •  Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một ngân hàng thương mại Việt Nam làm chủ sở hữu;
  •  Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do ngân hàng thương mại Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam góp vốn thành lập (trong đó một ngân hàng thương mại Việt Nam sở hữu ít nhất 30% tổng số vốn điều lệ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng) hoặc các ngân hàng thương mại Việt Nam góp vốn thành lập.

2. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, bằng vốn góp của bên Việt Nam (gồm một hoặc nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam) và bên nước ngoài (gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài) trên cơ sở hợp đồng liên doanh.

3. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một tổ chức tín dụng nước ngoài làm chủ sở hữu hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do các tổ chức tín dụng nước ngoài góp vốn thành lập.”

Từ điều luật quy định trên, thành lập công ty tài chính trong nước có thể dưới dạng thành lập công ty cổ phần, thành lập công ty TNHH MTV (ngân hàng Thương mại Việt Nam), công ty TNHH 2 thành viên trở lên (trong đó có thành viên là ngân hàng Thương mại Việt Nam).

Hình thức tổ chức công ty tài chính
Hình thức tổ chức công ty tài chính

4. Hồ sơ thành lập công ty tài chính cần những gì? 

Theo quy định tại Điều 15 Thông tư 30/2015/TT-NHNN, cần chuẩn bị bộ hồ sơ thành lập công ty tài chính bao gồm:

  • Đơn xin cấp Giấy phép Kinh doanh (theo mẫu có sẵn)
  • Dự thảo Điều lệ hoạt động
  • Danh sách các thành viên sáng lập, thành viên HĐQT, thành viên Ban Kiểm soát và Tổng giám đốc (Giám đốc) công ty tài chính
  • Lý lịch (theo mẫu), các văn bằng, chứng chỉ về chuyên môn của những thành viên trên
  • Dự thảo về phương án góp vốn điều lệ, danh sách và cam kết về mức góp vốn giữa các bên tham gia góp vốn.
  • Đối với các cổ đông là doanh nghiệp cần chuẩn bị thêm:

+ Quyết định thành lập

+ Điều lệ đang thực hiện

+ Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về vốn điều lê và số vốn thực tế có năm hiện hành

+ Văn bản ủy quyền người đại diện pháp nhân của doanh nghiệp

+ Bảng cân đối tài chính

+ Bảng thống kê về kết quả lãi, lỗ đã được kiểm toán

+ Báo cáo tình hình hoạt động trong 3 năm gần nhất.

Hồ sơ thành lập công ty tài chính cần những gì?
Hồ sơ thành lập công ty tài chính cần những gì?

5. Quy trình cấp phép thành lập công ty tài chính 

Căn cứ vào điều 8 Thông tư 30/2015/TT-NHNN, quy trình cấp phép thành lập công ty tài chính như sau:

Bước 1: Chuẩn bị kỹ càng về hồ sơ xin cấp Giấy phép theo quy định hiện hành. Sau đó gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Bước 2: Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ xin thành lập công ty tài chính, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi Ban trù bị xác nhận đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Nếu hồ sơ xin cấp phép không đầy đủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ ra văn bản gửi ban trù bị yêu cầu bổ sung.

Bước 3: Trong thời gian 90 ngày tính từ lúc gửi văn bản xác nhận đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi văn bản chấp thuận nguyên tắc thành lập tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Nếu không được chấp thuận, ngân hàng cũng có văn bản và trả lời rõ vì sao không chấp thuận.

Bước 4: Trong thời gian 60 ngày tính từ lúc nhận được văn bản chấp thuận nguyên tắc thành lập tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Ban trù bị có nhiệm vụ chuẩn bị các văn bản bổ sung theo quy định và gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nếu quá thời hạn gửi trên, Ngân hàng Nhà nước không nhận được hoặc nhận thiếu các văn bản theo quy định thì văn bản chấp thuận nguyên tắc không có giá trị.

Nếu Ngân hàng Nhà nước đã nhận được văn bản bổ sung đầy đủ thì trong 5 ngày làm việc sẽ gửi văn bản xác nhận đã nhận đầy đủ văn bản.

Bước 5: Trong thời gian 30 ngày làm việc tính từ lúc đã nhận đủ các văn bản bổ sung, Ngân hàng Nhà nước sẽ cấp Giấy phép theo quy định. Nếu không được cấp giấy, ngân hàng ẽ có văn bản trả lời lý do vì sao không cấp Giấy phép kinh doanh.

Quy trình cấp phép thành lập công ty tài chính
Quy trình cấp phép thành lập công ty tài chính

Có thể thấy, quy trình để xét duyệt cấp Giấy phép thành lập công ty tài chính khá nhiều bước và mất kha khá thời gian. Để việc xin cấp phép dễ dàng và thuận tiện hơn, Ban trù bị cần hoàn thiện các văn bản theo đúng quy định càng sớm càng tốt và đáp ứng đầy đủ các điều kiện. Khi đã có giấy phép thì việc hoạt động của công ty tài chính sẽ “thuận buồm xuôi gió” hơn.

Trong quá trình tìm hiểu, nếu có vấn đề gì thắc mắc về thành lập công ty tài chính, bạn có thể chủ động liên hệ cho Luật Tân Hoàng Invest qua website https://luattanhoang.com/ và kênh fanpage Luật Tân Hoàng Invest nhé!

Banner footer