Thủ tục thay đổi tên công ty và những điều cần lưu ý!

Tên gọi của doanh nghiệp thường mang nhiều ý nghĩa gắn liền với quá trình hoạt động và phát triển của một doanh nghiệp. Vậy trình tự, thủ tục thay đổi tên thực hiện như thế nào?

Tên công ty phải đáp ứng điều kiện gì?

Điều 37 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về tên Doanh nghiệp như sau:

Điều 37. Tên doanh nghiệp

  1. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
  2. a) Loại hình doanh nghiệp;
  3. b) Tên riêng.
  4. Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
  5. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
  6. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
  7. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 38, 39 và 41 của Luật này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.

Tên công ty không được trùng hoặc tạo sự nhầm lẫn với tên của bất kỳ doanh nghiệp nào đã đăng ký trước đó trên toàn quốc. Ngay cả khi tên công ty có sự khác biệt về dấu hiệu loại hình doanh nghiệp, nó vẫn sẽ được xem xét là trùng tên. Ví dụ, nếu đã có một công ty với tên “Công ty TNHH Tân Hoàng Invest,” thì việc đặt tên cho một công ty mới là “Công ty cổ phần Tân Hoàng Invest” sẽ bị xem là trùng tên.

Nếu như bạn có gặp khó khăn về việc đặt tên cho công ty bạn dự định thành lập, bạn có thể tìm sự hỗ trợ từ các luật sư của Luật Tân Hoàng Invest. Chúng tôi sẽ cung cấp tư vấn và thực hiện tra cứu sơ bộ. Dựa trên kết quả tra cứu, luật sư của chúng tôi sẽ đề xuất các giải pháp để bạn có thể chọn một tên công ty phù hợp với mong muốn của bạn và có khả năng đăng ký thành.

Thay đổi tên công ty, doanh nghiệp cần phải đáp ứng những điều kiện gì?
Thay đổi tên công ty, doanh nghiệp cần phải đáp ứng những điều kiện gì?

Thủ tục thay đổi tên công ty như thế nào?

Bước 1: Lựa chọn tên công ty mới khi thay đổi tên công ty

Bước 2: Tra cứu tên công ty dự định thay đổi để đánh giá khả năng đăng ký

Bước 3: Soạn thảo hồ sơ thông báo đổi tên công ty

Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký thay đổi đến Phòng Đăng ký kinh doanh

Bước 5: Nhận giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp

Bước 6: Khắc lại dấu công ty theo tên công ty đã thay đổi

Thủ tục thay đổi tên công ty bao gồm những bước nào?
Thủ tục thay đổi tên công ty bao gồm những bước nào?

Các trường hợp đổi tên công ty 

Việc thay đổi tên công ty có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau như: thay đổi hình thức kinh doanh, thay đổi lĩnh vực kinh doanh, nhận chuyển nhượng lại công ty từ thành viên/cổ đông khác…

Thành phần Hồ sơ thay đổi tên công ty

Hồ sơ thay đổi tên mỗi loại công ty có những điểm giống và khác nhau. Luật T N HOÀNG sẽ cung cấp cho các bạn thành phần hồ sơ thay đổi tên công ty cho từng loại hình công ty như sau:

Hồ sơ thay đổi tên Công Ty Cổ Phần và công ty TNHH 2 thành viên trở lên

  • Thông báo thay đổi tên doanh nghiệp
  • Quyết định thay đổi tên doanh nghiệp.
  • Biên bản họp công ty về việc thay đổi tên doanh nghiệp
  • Giấy ủy quyền (trường hợp bạn ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ)

Hồ sơ thay đổi tên công ty tnhh 1 thành viên

  • Thông báo thay đổi tên doanh nghiệp
  • Quyết định thay đổi tên doanh nghiệp.
  • Giấy ủy quyền (trường hợp bạn ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ)
Banner footer