- Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục đầu tư ra ngoài, Công ty Luật Tân Hoàng Invest cung cấp dịch vụ tư vấn thủ tục đầu tư ra nước ngoài như sau:
1. Văn bản pháp luật điều chỉnh các hoạt động đầu tư ra nước ngoài
- Hiện nay, Luật Đầu tư 2014 đã được ban hành thay thế cho Luật Đầu tư 2005 có nội dung điều chỉnh về các hoạt động đầu tư có yếu tố nước ngoài, bao gồm cả đầu tư ra nước ngoài và đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Tuy nhiên, Luật Đầu tư 2014 chủ yếu điều chỉnh các hoạt động đầu tư có nguồn vốn tư nhân; còn đối với các dự án đầu tư có sử dụng nguồn vốn nhà nước thì “Điều kiện để quyết định đầu tư, thẩm quyền, quy trình, thủ tục quyết định đầu tư đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài có sử dụng vốn nhà nước thực hiện theo Luật Quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và các quy định của pháp luật có liên quan”.(Điều 7 Nghị định 83/2015/NĐ-CP).
- Việc xác định đúng nguồn vốn đầu tư của nhà đầu tư xuất phát từ nguồn vốn nhà nước hay nguồn vốn tư nhân có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình thực hiện thủ tục đầu tư. Nhà đầu tư thực hiện dự án bằng toàn bộ hoặc một phần nguồn vốn nhà nước sẽ phải tuân thủ trình tự, thủ tục chặt chẽ hơn nhiều đối với các dự án có vốn đầu tư xuất phát từ nguồn vốn tư nhân. Chính vì vậy, các nhà đầu tư cần nghiên cứu kĩ các quy định của pháp luật để tiến hành chuẩn bị hồ sơ và thực hiện thủ tục được nhanh chóng, thuận lợi hơn.
2. Hình thức đầu tư ra nước ngoài
2.1 Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức sau đây:
- Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
- Thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài;
- Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài;
- Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;
- Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
2.2 Các dự án đầu tư ra nước ngoài
1. Theo số vốn góp, nhà đầu tư ra nước ngoài được chia thành 4 diện sau:
- Dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương, có vốn đầu tư ra nước ngoài dưới 20 tỷ đồng.
- Dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương, có vốn đầu tư ra nước ngoài trên 20 tỷ đồng. (Xin ý kiến của Ngân hàng nhà nước Việt Nam).
- Dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương của Thủ tướng chính phủ:
- (Dự án thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên;
- Dự án đầu tư không thuộc ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên).
2. Dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương của Quốc Hội:
- Dự án có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên;
- Dự án yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định
3. Hồ sơ xin giấy phép đầu tư ra nước ngoài
- Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
- Đề xuất dự án đầu tư;
- Bản sao một trong các tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư;
- Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư;
- Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 57 của Luật Đầu tư 2104
- Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ, Luật kinh doanh bảo hiểm.
- Văn bản ủy quyền cho Luật Tân Hoàng Invest.
4. Cơ quan tiếp nhận, thụ lý hồ sơ và xử lý hồ sơ
- Nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan.
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về những nội dung thuộc thẩm quyền quản lý.
- Đối với dự án cần Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ.
- Đối với dự án cần Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư: Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước (trong 05 ngày). Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định (trong vòng 90 ngày) và Chính phủ gửi Hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội (trước khai mạc kỳ họp Quốc hội 60 ngày).
Trên đây là những quy định của pháp luật Việt Nam về thủ tục đầu tư ra nước ngoài. Ngoài những quy định của pháp luật Việt Nam, nhà đầu tư cần nghiên cứu kĩ pháp luật của nước tiếp nhận hồ sơ để thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài được nhanh chóng và thuận lợi. Mọi thông tin chi tiết Quý khách hàng xin liên hệ Công ty Luật Tân Hoàng Invest để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết
Bài viết liên quan khác
Cập nhật mẫu hợp đồng in ấn mới nhất 2024
Thay đổi đăng ký kinh doanh qua mạng
Điều kiện, thủ tục, hồ sơ thành lập công ty TNHH một thành viên
Dịch Vụ Thành Lập Công Ty Tại Đà Nẵng Trọn Gói Giá Tốt
Thủ tục bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh chi tiết
Địa chỉ công ty là gì? Quy định về đặt địa chỉ trụ sở chính DN
Thủ tục thay đổi địa chỉ công ty khác tỉnh
Thủ tục thay đổi tên công ty và những điều cần lưu ý!