Tư vấn pháp luật thuế giá trị gia tăng

  • Khi sử dụng dịch vụ tư vấn thuế giá trị gia tăng của Luật Tân Hoàng Invest, chúng tôi sẽ tư vấn, hướng dẫn quý khách hàng thực hiện các thủ tục về thuế và khai thuế theo đúng quy định
  • Công ty Luật Tân Hoàng Invest chuyên cung cấp các dịch vụ về kế toán, báo cáo tài chính, dịch vụ kế toán thuế, thành lập công ty, thành lập chi nhánh, văn thành lập văn phòng đại diện, giải thể công ty, lập dự án đầu tư, lập sổ sách kế toán, đăng ký kinh doanh, thay đổi đăng ký kinh doanh, giải thế doanh nghiệp..
  • Sử dụng dịch vụ giá trị gia tăng của Luật Tân Hoàng Invest bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng dịch vụ tư vấn thuế giá trị gia tăng, dịch vụ thực hiện các thủ tục thuế, sự phục vụ chuyên nghiệp của đội ngũ nhân sự làm dịch vụ tư vấn thuế giá trị gia tăng.
1. Các mức thuế suất thuế Giá trị gia tăng

Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế Giá trị gia tăng khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều 9, Chương II, Thông tư 219/2013/TT-BTC.

Thuế suất 5%: áp dụng đối với các hàng hóa, dịch vụ sau:

  • Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt, không bao gồm các loại nước uống đóng chai, đóng bình và các loại nước giải khát khác thuộc đối tượng áp dụng mức thuế suất 10%.
  • Quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng.
  • Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp
  • Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế, bảo quản (hình thức sơ chế, bảo quản theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 219/2013) ở khâu kinh doanh thương mại, trừ các trường hợp hướng dẫn tại khoản 5 Điều 5 Thông tư.
  • Mủ cao su sơ chế
  • Thực phẩm tươi sống ở khâu kinh doanh thương mại; lâm sản chưa qua chế biến ở khâu kinh doanh thương mại, trừ gỗ, măng và các sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC.
  • Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn.
  • Sản phẩm bằng đay, cói, tre, song, mây, trúc, chít, nứa, luồng, lá, rơm, vỏ dừa, sọ dừa, bèo tây và các sản phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp là các loại sản phẩm được sản xuất, chế biến từ nguyên liệu chính là đay, cói, tre, song, mây, trúc, chít, nứa, luồng, lá như: thảm đay, sợi đay, bao đay, thảm sơ dừa, chiếu sản xuất bằng đay, cói; chổi chít, dây thừng, dây buộc làm bằng tre nứa, xơ dừa; rèm, mành bằng tre, trúc, nứa, chổi tre, nón lá; đũa tre, đũa luồng; bông sơ chế; giấy in báo.
  • Thiết bị, dụng cụ y tế gồm máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tế
  • Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập
  • Hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật; sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim.
  • Đồ chơi cho trẻ em; Sách các loại, trừ sách không chịu thuế Giá trị gia tăng hướng dẫn tại khoản 15 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC
  • Dịch vụ khoa học và công nghệ
  • Bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của Luật Nhà ở. Nhà ở xã hội là nhà ở do Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng và đáp ứng các tiêu chí về nhà ở, về giá bán nhà, về giá cho thuê, về giá cho thuê mua, về đối tượng, điều kiện được mua, được thuê, được thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở.

– Thuế suất 10%: áp dụng với hàng hóa, dịch vụ còn lại không thuộc 2 nhóm trên
2. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng

  • Theo quy định Nghị định 209/2013/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế Giá trị gia tăng (GTGT) có hiệu lực ngày 01/01/2014 và Thông tư 219/2013/TT-BTC về hướng dẫn chi tiết một số điều của luật thuế giá trị tăng, thì các doanh nghiệp thực hiện nộp thuế thuế Giá trị gia tăng theo hai phương pháp: khấu trừ thuế hoặc trực tiếp trên giá trị gia tăng.

3. Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng cho các đơn vị mới thành lập trong năm 2014

Áp dụng đối với doanh nghiệp đăng ký tự nguyện và có đủ kiều kiện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế như sau:

“Doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt động nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

  1. c) Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có thực hiện đầu tư, mua sắm tài sản cố định, máy móc, thiết bị có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên ghi trên hóa đơn mua tài sản cố định, máy móc, thiết bị, kể cả hóa đơn mua tài sản cố định, máy móc, thiết bị trước khi thành lập (không bao gồm ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống của cơ sở kinh doanh không hoạt động vận tải, du lịch, khách sạn); tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ.”

4. Phương pháp tính thuế trực tiếp trên thuế Giá trị gia tăng cho các đơn vị mới thành lập năm 2014

  • Áp dụng với doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện và đủ điều kiện áp dụng phương pháp khẩu trừ thuế.

5. Mức thuế phải nộp

  • Đối với các doanh nghiệp nộp thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ: thuế Giá trị gia tăng phải nộp = thuế Giá trị gia tăng đầu ra – thuế Giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ
  • Đối với các doanh nghiệp nộp thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp: thuế Giá trị gia tăng phải nộp = Giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế x Thuế suất thuế Giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ đó.

6. Thời hạn kê khai, nộp thuế:

  • Hàng tháng, Doanh nghiệp phải gửi tờ khai của tháng chậm nhất là trong 20 ngày đầu tháng tiếp theo.
  • Chậm nhất không quá ngày 20 của tháng tiếp theo, Doanh nghiệp phải nộp thuế Giá trị gia tăng vào ngân sách nhà nước.
  • Trong trường hợp Doanh nghiệp không phát sinh bất kỳ nghiệp vụ nào trong tháng (không mua vào và cũng không bán ra) thì Doanh nghiệp vẫn phải nộp tờ khai thuế. Trong trường hợp này, trên tờ khai thuế ghi rõ là không phát sinh.
  • Hàng năm, Doanh nghiệp phải thực hiện Quyết toán thuế Giá trị gia tăng. Thời hạn cơ sở kinh doanh phải nộp Quyết toán thuế cho cơ quan thuế chậm nhất không quá 90 ngày, kể từ ngày 31 tháng 12 của năm dương lịch.

7. Xử phạt vi phạm do nộp chậm tờ khai thuế Giá trị gia tăng

  • Cũng được quy định tại Điều 9 Thông tư 166/2013/TT-BTC Quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế như đã nêu ở phần trên

8. Xử phạt vi phạm do nộp châm thuế Giá trị gia tăng

Đối với khoản tiền thuế nợ từ ngày 01/07/2013 trở đi.

  • Nếu số ngày nộp chậm ít hơn 90 ngày: Số tiền phạt = Số tiền thuế nộp chậm x 0,05% x Số ngày nộp chậm
  • Nếu số ngày nộp chậm ít hơn 90 ngày: Số tiền phạt = Số tiền thuế nộp chậm x 0,07% x (Tổng Số ngày nộp chậm – 90)

Đối với khoản tiền thuế nợ trước ngày 01/07/2013

  • Số tiền phạt = Số tiền thuế nộp chậm x 0,05% x Số ngày nộp chậm

Chú ý: Số ngày chậm nộp tiền thuế bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật

Banner footer