Điều kiện để bán lẻ rượu tiêu dùng tại chỗ

Ngày 05 tháng 02 năm 2020 Chính Phủ ban hành nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương. Trong đó thương nhân kinh doanh rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên tiêu dùng tại chỗ, thương nhân kinh doanh rượu có độ cồn nhỏ hơn 5,5 độ phải làm thủ tục đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc đăng ký với Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp quận/huyện.

Vậy thủ tục cấp phép bán lẻ rượu tiêu dùng tại chỗ thế nào? Hãy cùng Công ty Luật Tân Hoàng Invest tìm hiểu dưới đây:

Bán lẻ rượu tại chỗ
Bán lẻ rượu tại chỗ

Hoạt động bán lẻ rượu tiêu dùng tại chỗ là gì?

Rượu là một đồ uống có cồn, được sản xuất từ quá trình lên men tinh bột của các loại ngũ cốc (gạo, ngô, các loại hạt…), dịch đường của cây và hoa quả (nho, táo…) hoặc pha chế từ cồn thực phẩm. Vậy thế nào là bán rượu tiêu dùng tại chỗ?

Theo quy định tại Nghị định 105/2017/NĐ-CP: Bán rượu tiêu dùng tại chỗ là hoạt động bán rượu trực tiếp cho khách hàng để tiêu dùng ngay tại địa điểm kinh doanh.

Như vậy, bán lẻ rượu tiêu dùng tại chỗ không chỉ bao gồm các quán bar, pub chuyên phục vụ rượu hoặc cocktail. Hiện nay, dịch vụ phục vụ đồ uống có cồn tại các quầy bar, nhà hàng ăn uống đang rất phổ biến

Những đối tượng nào phải đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ ?

Đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ là thủ tục tục bắt buộc đối với các cá nhân, tổ chức muốn bán rượu tiêu dùng tại chỗ. Vì vậy, các cơ sở kinh doanh như nhà hàng, khách sạn, quán ăn, quán karaoke đều phải thực hiện thủ tục đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ.

Điều kiện để được bán rượu tiêu dùng tại chỗ

Để được cấp phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ thì cần đáp ứng những điều kiện sau đây:

  • Là doanh nghiệp, HTX, liên hiệp HTX hoặc hộ kinh doanh được thành lập hợp pháp;
  • Địa chỉ kinh doanh rõ ràng, cố định, có quyền sử dụng hợp pháp đối với địa điểm kinh doanh;
  • Rượu phải được đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng và được cung cấp bởi cá nhân, tổ chức có giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu;
  • Địa điểm bán rượu tiêu dùng tại chỗ phải đạt tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Trường hợp cá nhân, tổ chức tự sản xuất rượu để bán rượu đó tiêu dùng tại chỗ thì phải có giấy phép sản xuất rượu theo quy định của pháp luật.

Trình tự thủ tục đăng ký bán lẻ rượu tiêu dùng tại chỗ

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ

Bước 2: Nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền

Theo quy định của pháp luật hiện hành, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ là Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp quận/huyện, nơi thương nhân đặt trụ sở kinh doanh.

Bước 3: Nhận kết quả

Trong thời gian từ 10 – 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế & Hạ tầng phải xét duyệt và đưa ra quyết định chấp thuận hay từ chối đơn đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ.

Trường hợp từ chối đơn đăng ký, cơ quan có thẩm quyền phải nêu rõ lý do và trả lời thương nhân bằng văn bản.

Trong trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải gửi văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ tới thương nhân trong vòng 3 ngày việc tính từ thời điểm tiếp nhận đơn đăng ký.

Thủ tục đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ
Thủ tục đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ

Thành phần hồ sơ đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ

  • Giấy đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ (theo mẫu số 13 đính kèm tại Mục II Phụ lục Nghị định 17/2020/NĐ-CP);
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh của thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ;
  • Bản sao giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm rượu (giấy phép phân phối rượu, giấy phép bán buôn rượu, giấy phép bán lẻ rượu…).

Trên đây là trình tự, thủ tục về đăng ký bán lẻ rượu tiêu dùng tại chỗ. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Banner footer