Chi phí thành lập công ty bao nhiêu luôn là mối quan tâm hàng đầu của các cá nhân, doanh nghiệp. Tùy theo từng loại hình công ty mà chi phí trước và sau thành lập sẽ bao gồm các khoản khác nhau. Nếu bạn đang có kế hoạch thành lập công ty và đang dự trù chi phí thì đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết dưới đây!
Tổng hợp các loại chi phí thành lập công ty
Dưới đây là các loại chi phí thành lập doanh nghiệp mà bạn có thể tham khảo để dự trù ngân sách hiệu quả nhất!
Lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp
Lệ phí đăng ký doanh nghiệp được quy định tại Thông tư 47/2019/TT-BTC ngày 05 tháng 08 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính là 50.000 VNĐ/lần. Bao gồm: Cấp mới, thay đổi, cấp lại nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
Phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Cũng theo Thông tư 47/2019/TT-BTC ngày 05 tháng 08 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, chi phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là 100.000 VNĐ/lần.
Chi phí khắc con dấu
Tùy thuộc vào loại con dấu mà doanh nghiệp yêu cầu cũng như đơn vị cung cấp dịch vụ mà chi phí khắc con dấu sẽ khác nhau. Dao động từ 200.000 VNĐ đến 500.000 VNĐ/con dấu.
Các loại chi phí sau thành lập công ty
Sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp cần chi trả các loại chi phí như: phát hành hóa đơn điện tử, phí mua bảng hiệu, mua chữ ký số… Cùng tìm hiểu ngay dưới đây!
Chi phí làm bảng hiệu công ty – Chi phí thành lập công ty cần có
Sau khi thành lập bạn cần làm bảng hiệu cho công ty. Tùy vào kích thước cũng như chất liệu mà chi phí bảng hiệu sẽ khác nhau. Dao động từ vài trăm nghìn đồng đến vài triệu đồng.
Phí mở tài khoản ngân hàng
Phí mở tài khoản ngân hàng cũng là một trong những chi phí thành lập công ty mà các cá nhân, doanh nghiệp cần chi trả. Theo đó, bạn sẽ được miễn phí mở tài khoản ngân hàng nhưng phải ký quỹ duy trì tài khoản là 1.000.000 VNĐ. Chi phí này sẽ được hoàn trả nếu sau này doanh nghiệp đóng tài khoản ngân hàng.
Phí mua chữ ký số khai thuế
Khi thành lập công ty, bạn cần phải mua chữ ký số khai thuế. Nếu mua với thời hạn 1 năm, chi phí khoảng 1.600.000 VNĐ còn thời hạn 3 năm thì chi phí khoảng 2.700.000 VNĐ.
Phí mua hóa đơn điện tử và phát hành hóa đơn
Chi phí thành lập công ty bao gồm cả phí mua và phát hành hóa đơn điện tử. Tùy thuộc vào số lượng hóa đơn điện tử đăng ký mà chi phí mua và phát hành hóa đơn khi thành lập công ty dao động từ 935.000 VNĐ đến 2.000.000 VNĐ.
Phí môn bài
Khi thành lập công ty bạn cũng cần phải đóng lệ phí môn bài. Phí này sẽ căn cứ vào vốn điều lệ công ty và chia thành 2 mức như sau:
- Phí môn bài 3.000.000 VNĐ/năm nếu vốn điều lệ công ty trên 10 tỷ đồng;
- Phí môn bài 2.000.000 VNĐ/năm nếu vốn điều lệ công ty từ dưới 10 tỷ đồng.
Chi phí thành lập công ty trọn gói tại Luật Tân Hoàng Invest
Trong trường hợp các chủ doanh nghiệp không có kinh nghiệm và thời gian để hoàn tất các thủ tục thì nên thuê dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại Luật Tân Hoàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, Tân Hoàng chuyên cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp uy tín, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng.
Đội ngũ luật sư giàu chuyên môn của Tân Hoàng sẽ tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của quý khách. Đồng thời đứng ra thực hiện mọi thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp. Tân Hoàng cam kết thời gian thực hiện nhanh, chi phí cạnh tranh nhất trên thị trường. Hiện nay, Tân Hoàng đang cung cấp nhiều gói thành lập công ty với từng đầu việc khác nhau. Để được tư vấn và báo giá chi phí thành lập công ty chi tiết nhất, quý khách vui lòng liên hệ: 0961991038.
Một số câu hỏi thường gặp về chi phí thành lập công ty
Trong quá trình tư vấn chúng tôi cũng nhận được nhiều câu hỏi của khách hàng về chi phí thành lập doanh nghiệp. Dưới đây, đội ngũ luật sư của Luật Tân Hoàng đã tổng hợp và giải đáp chi tiết nhất cho quý khách!
Thành lập công ty TNHH 1 thành viên chi phí hết bao nhiêu?
Để thành lập công ty TNHH 1 thành viên, doanh nghiệp cần thực hiện các công việc như: nộp hồ sơ đăng ký, khắc con dấu, đăng cáo thành lập doanh nghiệp… Chi phí thành lập dao động từ 1.000.000 VNĐ – 1.500.000 VNĐ. Cụ thể:
- Chi phí khắc con dấu: 450.000 VNĐ;
- Chi phí nộp hồ sơ đăng ký tại Sở Kế hoạch và Đầu tư: 200.000 VNĐ;
- Chi phí đăng cáo thành lập doanh nghiệp: 100.000 VNĐ;
- Các dịch vụ khác: Khoảng 300.000 VNĐ.
Thành lập công ty TNHH 2 thành viên chi phí hết bao nhiêu?
Chi phí thành lập công ty TNHH 2 thành viên dao động từ vài triệu đồng đến vài chục triệu đồng. Tùy từng hạng mục mà chi phí sẽ khác nhau, cụ thể:
- Chi phí đăng ký thành lập: Từ 200.000 VNĐ – 3.000.000 VNĐ;
- Chi phí công chứng hồ sơ: Dao động từ 80.000 VNĐ – 500.000 VNĐ;
- Chi phí khắc con dấu: Dao động từ 150.000 VNĐ – 500.000 VNĐ;
- Chi phí hội sở: 1.000.000 VNĐ – 3.000.000 VNĐ;
- Các chi phí phát sinh khác.
Thành lập công ty cổ phần chi phí hết bao nhiêu?
Chi phí thành lập công ty cổ phần bao gồm:
- Chi phí nộp hồ sơ kinh doanh: 100.000 VNĐ;
- Chi phí khắc con dấu và đăng cáo mẫu dấu: Khoảng 450.000 VNĐ;
- Chi phí công bố thông tin doanh nghiệp: 200.000 VNĐ.
- Chi phí phát sinh khác.
Tổng chi phí thành lập công ty cổ phần dao động từ 750.000 VNĐ đến 1.000.000 VNĐ
Chi phí duy trì công ty như thế nào?
Sau khi thành lập, doanh nghiệp cũng cần có một khoản phí để duy trì hoạt động của công ty. Các khoản phí này có thể gồm: chi phí thuê nhân sự, thuê mặt bằng kinh doanh, quản lý, vận chuyển, chi phí quảng cáo truyền thông… Tùy theo quy mô cũng như lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mà các khoản phí này sẽ có sự khác nhau.
Trên đây là tổng hợp các loại chi phí thành lập công ty. Có thể thấy rằng, để thành lập công ty, doanh nghiệp cần phải chi trẻ nhiều khoản phí khác nhau. Nếu không có kinh nghiệm và thời gian, tốt nhất bạn nên lựa chọn dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói của Luật Tân Hoàng để được tối ưu chi phí. Với đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, Tân Hoàng cam kết giúp bạn thực hiện mọi thủ tục, hồ sơ đăng ký thành lập công ty với chi phí cạnh tranh nhất.
Bài viết liên quan khác
Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch đầu tư tại các quận huyện
Doanh Nghiệp Tư Nhân Là Gì? Tổng quan pháp lý về loại hình doanh nghiệp này
Doanh nghiệp nhà nước là gì vai trò và tầm quan trọng với nền kinh tế
Trách nhiệm pháp lý là gì? các đặc điểm và phân loại của nó
Điều kiện để được công nhận tư cách pháp nhân là gì?
Ý nghĩa và nội dung của ngày pháp luật việt nam 09/11
Mẫu hợp đồng lao động 2024 chuẩn theo Bộ luật Lao động mới nhất
Pháp lý doanh nghiệp là gì và tại sao nó quan trọng