Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp

Một điều quan trọng hiện nay mà các doanh nghiệp cần lưu ý đó chính là vấn đề về những cơ cấu tổ chức công ty cổ phần. Trong cơ cấu này đã có thêm những quy định mới, do đó đòi hỏi các doanh nghiệp nên nắm bắt kịp thời để thực hiện đúng với pháp luật hiện hành. Vậy cơ cấu này bao gồm những nội dung gì? Hãy cùng Luật Tân Hoàng tìm hiểu thêm các thông tin chi tiết trong bài viết sau đây nhé!

1. Giới thiệu về công ty cổ phần

Căn cứ theo Điều 111 của Luật Doanh nghiệp 2020, công ty cổ phần được định nghĩa như sau:
“1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.
Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.”
Giới thiệu tổng quát về công ty cổ phần là gì
Giới thiệu tổng quát về công ty cổ phần là gì
Bên cạnh đó công ty cổ phần cũng có rất nhiều những đặc điểm khác biệt so với những loại hình doanh nghiệp còn lại. Cụ thể như sau:

Về những cổ đông công ty trong công ty cổ phần: 

Cổ đông là người sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi số vốn đã góp. Công ty phải có tối thiểu 03 cổ đông sáng lập và không hạn chế số lượng cổ đông tối đa.
Công ty cổ phần có 03 loại cổ đông, bao gồm:
  • Cổ đông sáng lập: Cổ đông sáng lập phải sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần.
  • Có thể thấy, cổ đông sáng lập cũng chính là cổ đông phổ thông.
  • Cổ đông phổ thông: Cổ đông phổ thông là người sở hữu cổ phần phổ thông.
  • Cổ đông ưu đãi: Người sở hữu cổ phần ưu đãi là cổ đông ưu đãi.
Điều này sẽ giúp cho các công ty cổ phần có thể mở rộng thêm số lượng thành viên của mình, tùy thuộc theo nhu cầu.

Về vốn điều lệ trong công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký

  • Vốn điều lệ của mỗi công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thủ tục thanh lap doanh nghiep được định nghĩa là tổng giá trị mệnh giá cổ phần những loại đã được đăng ký mua và được ghi chép trong điều lệ công ty.
  • Vốn điều lệ trong công ty cổ phần sẽ được chia thành những phần bằng nhau – tức là cổ phiếu. Các cá nhân và tổ chức có thể tham gia vào công ty cổ phần này bằng cách mua cổ phiếu với số lượng là một hoặc nhiều cổ phiếu.

Về các loại cổ phần được quy định

Căn cứ quy định tại Điều 114 của Luật Doanh nghiệp 2020, công ty sẽ có các loại cổ phần như sau:
“1. Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông.
2. Ngoài cổ phần phổ thông, công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây:
a) Cổ phần ưu đãi cổ tức;
b) Cổ phần ưu đãi hoàn lại;
c) Cổ phần ưu đãi biểu quyết;
d) Cổ phần ưu đãi khác theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật về chứng khoán.
3. Người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.
4. Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu cổ phần đó các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau.
5. Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
6. Cổ phần phổ thông được dùng làm tài sản cơ sở để phát hành chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết được gọi là cổ phần phổ thông cơ sở. Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết có lợi ích kinh tế và nghĩa vụ tương ứng với cổ phần phổ thông cơ sở, trừ quyền biểu quyết.
7. Chính phủ quy định về chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết.”
Công ty cổ phần đầy đủ điều kiện để có tư cách pháp nhân
Công ty cổ phần đầy đủ điều kiện để có tư cách pháp nhân

Công ty cổ phần có đủ điều kiện cho tư cách pháp nhân hay không?

Theo các quy định tại Bộ luật dân sự 2015, một tổ chức được công nhận là pháp nhân chỉ khi đáp ứng đủ những điều kiện sau:
  • Tổ chức được thành lập một cách hợp pháp;
  • Cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
  • Có vốn tài sản độc lập với cá nhân/ tổ chức khác và phải tự chịu trách nhiệm bằng chính vốn tài sản đó;
  • Đồng thời nhân danh bản thân để tham gia những quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Theo đó thì công ty cổ phần có đầy đủ tư cách pháp nhân. Công ty sẽ phải chịu trách nhiệm về những khoản nợ của công ty. Công ty cổ phần có thể trở thành nguyên đơn/bị đơn dân sự trong những tranh chấp dân sự, thương mại (nếu có). Công ty cổ phần còn có quyền sở hữu tài sản riêng. Những cổ đông chỉ được sở hữu các cổ phần trong công ty chứ không hề được sở hữu những tài sản có trong công ty.

Về chế độ chịu trách nhiệm

Chế độ chịu trách nhiệm trong công ty cổ phần là chế độ trách nhiệm hữu hạn với những đặc điểm sau đây:
  • Công ty cổ phần sẽ phải chịu trách nhiệm bằng tất cả tài sản trong công ty.
  • Các cổ đông sẽ chịu trách nhiệm về những khoản nợ bằng số vốn đã góp trước đó vào công ty cổ phần

Về khả năng huy động vốn linh hoạt của công ty cổ phần

  • Công ty cổ phần là một trong những loại hình doanh nghiệp được nhiều người lựa chọn hiện nay. Sở dĩ nó được ưa chuộng như vậy chính bởi vì khả năng huy động vốn linh hoạt.
  • Tương tự như những loại hình công ty khác, công ty cổ phần có thể thực hiện huy động vốn từ những khoản vay tổ chức hay các cá nhân trong/ ngoài nước. Ngoài ra công ty cổ phần còn có thể huy động vốn bằng cách phát hành thêm cổ phiếu hay trái phiếu.

2. Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần gồm những gì?

Theo quy định tại Điều 137 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty cổ phần có quyền lựa chọn quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây, trừ trường hợp pháp luật chứng khoán có quy định khác:
  • Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;
  • Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành.

Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị chính là cơ quan quản lý trong các công ty cổ phần, hội đồng này sẽ có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định tất cả những vấn đề liên quan đến quyền lợi, mục đích của công ty, ngoại trừ các vấn đề thuộc về thẩm quyền của riêng Đại hội đồng cổ đông.

Hội đồng quản trị phải có tối thiểu là ba thành viên, và tối đa là mười thành viên, nếu trong Điều lệ công ty không có các quy định khác. Và những thành viên thuộc về Hội đồng quản trị không nhất thiết phải sở hữu cổ phần của công ty.

Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông bao gồm tất cả những cổ đông trong công ty cổ phần có quyền biểu quyết (cổ đông phổ thông và cả cổ đông ưu đãi biểu quyết). Đây là cơ quan quyết định cao nhất trong một công ty cổ phần. Cổ đông còn là tổ chức, sở hữu quyền hạn để cử ra một hay nhiều cá nhân để đại diện theo uỷ quyền, thực hiện quyền cổ đông của mình căn cứ theo các quy định của pháp luật; trường hợp nếu có nhiều hơn một người đại diện theo uỷ quyền được cử thì phải xác định thêm cụ thể số cổ phần và số phiếu bầu của từng người đại diện.

Những cơ cấu tổ chức công ty cổ phần theo quy định mới
Những cơ cấu tổ chức công ty cổ phần theo quy định mới

Ban kiểm soát

Đối với trường hợp công ty cổ phần có số lượng trên 11 cổ đông là cá nhân hay có cổ đông là tổ chức chịu trách nhiệm sở hữu trên mức 50% tổng số cổ phần của công ty thì phải có thêm Ban kiểm soát trong cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần.

Thông thường, ban kiểm soát sẽ có số lượng từ 03 cho đến 05 thành viên, nếu Điều lệ công ty không có bổ sung những quy định khác; nhiệm kỳ của Ban kiểm soát theo quy định không được quá năm năm; những thành viên thuộc Ban kiểm soát có thể được bầu lại, không có giới hạn số nhiệm kỳ. Ban kiểm soát được thành lập với điều kiện là có hơn một nửa số thành viên trong đó thường trú ở lãnh thổ Việt Nam. Trưởng Ban kiểm soát phải đảm nhận chức kế toán viên/kiểm toán viên chuyên nghiệp, đồng thời phải làm việc chuyên trách ở công ty cổ phần, trừ trường hợp trong Điều lệ công ty bổ sung thêm những quy định tiêu chuẩn khác cao hơn.

Giám đốc (Tổng giám đốc) của công ty cổ phần

Giám đốc hoặc là Tổng giám đốc sẽ là người chịu trách nhiệm điều hành công việc kinh doanh hằng ngày trong công ty. Giám đốc (Tổng giám đốc) của công ty sẽ do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, và phải chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị cùng với chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và cả pháp luật về việc thực hiện những quyền và nhiệm vụ được giao. Trong trường hợp Điều lệ công ty không có quy định là Chủ tịch Hội đồng quản trị sẽ chịu trách nhiệm đại diện theo pháp luật thì người Giám đốc (Tổng giám đốc) sẽ chịu trách nhiệm đại diện theo pháp luật của công ty.

Thông thường nhiệm kỳ của Giám đốc (Tổng giám đốc) không được phép quá năm năm; nhưng có thể được bổ nhiệm lại, không hạn chế số nhiệm kỳ.

3. Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần Luật Tân Hoàng Invest

Công ty cổ phần Luật Tân Hoàng Invest được tổ chức và đồng thời hoạt động tuân thủ theo quy định của sở tư pháp và pháp Luật Doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức công ty chúng tôi còn được phân chia như sau:
  1. Giám đốc – người đại diện theo pháp luật: Ths. Luật sư Hoàng Văn Tuấn chịu trách nhiệm quản lý điều hành doanh nghiệp.
  2. Các phòng ban nghiệp vụ, bao gồm:
  • Phòng tư vấn doanh nghiệp trong nước;
  • Phòng đầu tư nước ngoài – doanh nghiệp FDI;
  • Phòng tố tụng dân sự và hình sự;
  • Phòng kế toán;
  • Phòng đơn hóa;
  • Phòng hành chính nhân sự;
Mỗi phòng ban đều đảm nhiệm những nhiệm vụ khác nhau để có thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Đồng thời giữa những phòng ban này cũng có mối liên hệ chặt chẽ để thúc đẩy cùng nhau làm việc.
  1. Các luật sư cộng tác: Số lượng 15 người, sở hữu kinh nghiệm lâu năm trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
  2. Đại diện pháp lý: Bao gồm Tổng đại lý và các đại lý cấp I.
Cơ cấu tổ chức công ty Luật Tân Hoàng
Cơ cấu tổ chức công ty Luật Tân Hoàng

4. Kết luận

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về cơ cấu tổ chức công ty cổ phần mà chúng tôi đã tổng hợp để gửi đến bạn. Hy vọng bài viết trên mang đến những kiến thức hữu ích để các công ty có thể thực hiện đúng với pháp luật hiện hành. Nếu vẫn còn bất kì câu hỏi nào khác liên quan đến dịch vụ thành lập công ty tại Hà Nội, hay những thủ tục thành lập công ty tnhh, hãy liên hệ với Luật Tân Hoàng thông qua
Website: https://luattanhoang.com/ hoặc Fanpage: https://www.facebook.com/luatsutanhoang để được tư vấn nhanh nhất nhé.
Banner footer