Đi cùng với nhu cầu du lịch của người dân ngày càng tăng cao, các công ty lữ hành ra đời ngày càng nhiều. Vậy công ty lữ hành là gì? Điều kiện để doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành là gì? Cùng Luật Tân Hoàng Invest tìm hiểu các thông tin liên quan tới công ty lữ hành qua bài viết dưới đây!
Công ty lữ hành là gì?
Công ty lữ hành là một doanh nghiệp hoặc tổ chức chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan đến hoạt động du lịch. Cụ thể, đơn vị này sẽ tổ chức các chuyến đi, tour du lịch và cung cấp các dịch vụ liên quan như đặt vé máy bay, khách sạn, hướng dẫn viên du lịch và nhiều dịch vụ khác để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong việc khám phá và trải nghiệm các địa điểm mới.
Các hình thức kinh doanh lữ hành hiện nay
Căn cứ theo Khoản 9 Điều 3, Luật Du lịch 2017: “Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch”.
Hiện nay có rất nhiều hình thức kinh doanh lữ hành khác nhau như:
- Căn cứ vào tính chất hoạt động: Gồm có hình thức kinh doanh đại lý lữ hành, kinh doanh chương trình du lịch, kinh doanh tổng hợp.
- Căn cứ vào phương thức và phạm vi hoạt động: Gồm kinh doanh lữ hành gửi khách, kinh doanh lữ hành nhận khách và kinh doanh lữ hành kết hợp.
Theo quy định của Luật du lịch 2017 hiện hành, có 2 hình thức kinh doanh lữ hành hiện nay là:
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: Là hoạt động xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch dành cho khách du lịch nội địa.
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế: Là hoạt động xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch dành cho khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.
Đặc điểm của công ty lữ hành
Công ty lữ hành có một số đặc điểm sau:
- Sản phẩm của công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành là các chương trình du lịch gồm một hoặc một chuỗi các dịch vụ liên quan tới du lịch nhằm phục vụ cho chuyến đi của du khách.
- Công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập và được thành lập với mục đích sinh lợi bằng việc giao dịch, ký kết hợp đồng du lịch và bên cạnh đó là tổ chức thực hiện các chương trình du lịch đã bán cho khách hàng.
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành có 3 chức năng sau:
- Thứ nhất, là cầu nối giữa khách du lịch và nhà cung ứng dịch vụ
- Thứ hai, xây dựng các chương trình du lịch trọn gói nhằm phục vụ nhu cầu của khách du lịch
- Thứ ba, khai thác các dịch vụ mà du khách có nhu cầu như dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển,…
Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành
Tùy thuộc vào từng hình thức kinh doanh dịch vụ lữ hành mà doanh nghiệp sẽ phải đáp ứng các điều kiện khác nhau. Cụ thể:
Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa
Để được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa, căn cứ theo Khoản 1 Điều 31 Luật Du Lịch 2017, doanh nghiệp phải đáp ứng 3 điều kiện sau:
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
- Ký quỹ kinh doanh tại ngân hàng;
- Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành. Trong trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác, cần có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.
Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 31 Luật Du Lịch 2017, để kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
- Ký quỹ kinh doanh tại ngân hàng;
- Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải là người tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành. Trong trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác, cần có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
Một số câu hỏi liên quan đến công ty lữ hành
Dưới đây là giải đáp một số câu hỏi thắc mắc thường gặp liên quan đến thành lập công ty lữ hành:
1/ Bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa gồm có những giấy tờ gì?
Căn cứ theo Điều 32 Luật Du lịch 2017, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa gồm những giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
- Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa;
- Bản sao chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành và người phụ trách hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành;
- Bản sao chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành.
2/ Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế gồm có những giấy tờ gì?
Căn cứ theo Điều 33 Luật Du lịch 2017, bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế gồm những giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
- Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Chứng nhận đăng ký đầu tư;
- Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế;
- Bản sao chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành;
- Bản sao chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành.
3/ Có được đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành không?
Căn cứ theo Điều 35 Luật Du lịch 2017, doanh nghiệp được đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành. Cụ thể, doanh nghiệp đề nghị cấp đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trong những trường hợp sau đây:
- Trường hợp doanh nghiệp thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
- Doanh nghiệp thay đổi phạm vi kinh doanh sang dịch vụ lữ hành quốc tế.
Như vậy, bài viết đã giải đáp tất tần tật thông tin liên quan tới công ty lữ hành là gì, đặc điểm và điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành. Hy vọng qua những chia sẻ của Luật Tân Hoàng Invest ở bài viết mang tới cho quý độc giả nhiều thông tin bổ ích!
Bài viết liên quan khác
Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch đầu tư tại các quận huyện
Doanh Nghiệp Tư Nhân Là Gì? Tổng quan pháp lý về loại hình doanh nghiệp này
Doanh nghiệp nhà nước là gì vai trò và tầm quan trọng với nền kinh tế
Trách nhiệm pháp lý là gì? các đặc điểm và phân loại của nó
Điều kiện để được công nhận tư cách pháp nhân là gì?
Ý nghĩa và nội dung của ngày pháp luật việt nam 09/11
Mẫu hợp đồng lao động 2024 chuẩn theo Bộ luật Lao động mới nhất
Pháp lý doanh nghiệp là gì và tại sao nó quan trọng