thành lập công ty du học

Trong xã hội ngày nay, du học đang là một xu thế được nhiều người lựa chọn, đặc biệt là thế hệ trẻ. Cũng vì thế mà nhu cầu về các công ty du học ngày càng tăng cao, từ đó cũng dẫn đến nhu cầu thành lập công ty tư vấn du học ngày càng nhiều. “Để thành lập một công ty du học cần có những điều kiện kinh doanh gì?”, “Quy trình, thủ tục thành lập có phức tạp không?” là những câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp đã đặt ra. Bài viết này, Luật Tân Hoàng sẽ giúp bạn giúp bạn giải đáp những thắc mắc này nhé!

Điều kiện kinh doanh dịch vụ tư vấn du học

Điều kiện kinh doanh dịch vụ tư vấn du học
Điều kiện kinh doanh dịch vụ tư vấn du học

Dựa theo những đặc điểm, tính chất và hoạt động của từng ngành nghề, đối tượng tham gia cần đáp ứng những điều kiện kinh doanh khác nhau. Theo quy định tại khoản 2 Điều 106 Chương VIII của Nghị định số 07/VBHN-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, dịch vụ tư vấn du học bao gồm các hoạt động sau:

  • Giới thiệu, tư vấn thông tin về chính sách giáo dục của các quốc gia và vùng lãnh thổ; tư vấn lựa chọn trường học, khóa học, ngành nghề và trình độ phù hợp với khả năng và nguyện vọng của người học;
  • Tổ chức quảng cáo, hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm về du học theo quy định của pháp luật;
  • Tổ chức chiêu sinh, tuyển sinh du học;
  • Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng cần thiết cho công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập;
  • Tổ chức đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập, đưa cha mẹ hoặc người giám hộ tham quan nơi đào tạo ở nước ngoài theo quy định của pháp luật
  • Các hoạt động khác liên quan đến kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.

Công ty du học thuộc lĩnh vực giáo dục – một lĩnh vực rất được quan tâm và đầu tư ở nước ta, nên quá trình đăng ký kinh doanh cũng đòi hỏi doanh nghiệp cần phải thực hiện đầy đủ các thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trước khi đi vào hoạt động. Theo quy định tại Điều 8, Khoản 1 của Luật Doanh nghiệp năm 2020, doanh nghiệp tư vấn du học để hoàn tất thủ tục này cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a. Về hình thức kinh doanh

  • Phải được thành lập dựa trên quy định hiện hành của pháp luật.
  • Phải có trụ sở và cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu để cung cấp dịch vụ tư vấn du học.
  • Phải có nguồn lực tài chính đủ để đảm bảo giải quyết các tình huống rủi ro và phải có tiền ký quỹ tối thiểu 500 triệu đồng tại một ngân hàng thương mại.
  • Người đứng đầu quản lý dịch vụ tư vấn du học và nhân viên trực tiếp tư vấn du học cần có trình độ đại học trở lên, thạo ít nhất một ngoại ngữ và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp.

b. Về đội ngũ nhân viên trực tiếp tư vấn du học

  • Phải có trình độ học vấn đạt từ cấp đại học trở lên.
  • Phải có khả năng sử dụng ít nhất một ngoại ngữ ở bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành riêng cho Việt Nam hoặc tương đương.
  • Phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học theo quy định được ban hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Quy trình và thủ tục để thành lập công ty du học

Quy trình và thủ tục để thành lập công ty tư vấn du học
Quy trình và thủ tục để thành lập công ty tư vấn du học

2.1. Thành lập công ty tư vấn du học

Quá trình thành lập doanh nghiệp tư vấn du học khá phức tạp và đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng những điều kiện và tuân thủ theo nhiều bước trước khi được chính thức vận hành công ty.

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ để tiến hành xin giấy phép kinh doanh.

Bước 2: Chờ phê duyệt tiếp nhận và giải quyết yêu cầu từ cơ quan có thẩm quyền.

Bước 3: Chuẩn bị và nộp hồ sơ xin giấy phép tư vấn du học.

Bước 4: Hoàn tất những việc cần phải làm sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thành công.

2.2. Xin giấy phép tư vấn du học

Xin giấy phép tư vấn du học
Xin giấy phép tư vấn du học

Sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký lập công ty cổ phần thành công, doanh nghiệp cần tiến hành xin giấy phép tư vấn du học.

a, Về hồ sơ xin giấy phép

Giấy tờ được yêu cầu để xin giấy phép tư vấn du học gồm có: 

  • Một bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học: bao gồm các thông tin như mục tiêu, nội dung hoạt động, khả năng khai thác và mức độ có thể phát triển dịch vụ du học ở nước ngoài, kế hoạch và biện pháp tổ chức thực hiện, cũng như phương án giải quyết khi gặp phải các rủi ro ngoài dự tính với người được tư vấn du học. Số lượng: 1 bản chính.
  • Bản sao có công chứng của giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: được sao từ sổ gốc, hoặc được chứng thực từ bản chính, hoặc là bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu. Số lượng: 1 bản sao.
  • Danh sách đội ngũ nhân viên tham gia trực tiếp trong quá trình tư vấn du học: bao gồm các thông tin sơ yếu lý lịch cơ bản, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, và vị trí công việc mà họ sẽ đảm nhiệm tại tổ chức dịch vụ tư vấn du học. Bản sao của văn bằng tốt nghiệp đại học, chứng chỉ ngoại ngữ, và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học được sao từ sổ gốc hoặc được chứng thực từ bản chính, hoặc là bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu. Số lượng: 1 bản chính.

b, Cách nộp hồ sơ xin giấy phép tư vấn du học

Sau khi hoàn tất các giấy tờ được yêu cầu trong hồ sơ, doanh nghiệp thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội theo các bước sau:

  • Công ty kinh doanh dịch vụ tư vấn du học có thể chọn gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp đến Sở Giáo dục và Đào tạo tại địa chỉ công ty hoặc qua dịch vụ bưu điện.
  • Trong vòng 15 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ thẩm định và thẩm tra tính xác thực của các tài liệu trong hồ sơ. Nếu hồ sơ đáp ứng đủ các điều kiện quy định, Sở sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học. Trong trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng đủ các yêu cầu, Sở sẽ thông báo bằng văn bản cho tổ chức dịch vụ tư vấn du học và cung cấp lý do cụ thể.

2.3. Hồ sơ mở công ty tư vấn du học

Hồ sơ mở công ty tư vấn du học
Hồ sơ mở công ty tư vấn du học

Để hoàn tất quá trình thành lập công ty dịch vụ tư vấn du học. Các doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ xin mở công ty tư vấn du học.

Hồ sơ doanh nghiệp cần chuẩn bị cho quá trình đăng ký này gồm: 

  1. Giấy đề nghị đăng ký công ty tư vấn du học: Đây là tài liệu đầu tiên và quan trọng để bắt đầu quá trình đăng ký doanh nghiệp.
  2. Điều lệ công ty tư vấn du học: Điều lệ là tài liệu quy định cơ cấu và hoạt động của công ty, và nó phải được tuân thủ theo các quy định của pháp luật.
  3. Danh sách thành viên/cổ đông sáng lập: Thông tin về các người sáng lập, đồng sáng lập và cổ đông của công ty.
  4. Bản sao hợp lệ các giấy tờ 
  • Thứ nhất, một trong các giấy tờ pháp lý của cá nhân, như quy định tại Điều 11 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, đối với trường hợp đối tượng thành lập doanh nghiệp là một cá nhân.
  • Thứ hai, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, hoặc một trong các giấy tờ pháp lý của cá nhân, như quy định tại Điều 11 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, đối với trường hợp người đại diện theo ủy quyền, cùng với văn bản ủy quyền tương ứng, đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức.
  1. Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền của tổ chức: giấy tờ này được sử dụng để uỷ quyền người khác thực hiện thủ tục trong trường hợp người đại diện theo pháp luật không thể trực tiếp nộp hồ sơ đăng ký.
  2. Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức: Để xác minh danh tính của người được ủy quyền.
  3. Giấy ủy quyền (nếu người đại diện theo pháp luật không trực tiếp đến điểm nộp hồ sơ): Là tài liệu chứng minh việc ủy quyền người khác để thực hiện thủ tục.

Sau khi hoàn tất các giấy tờ được yêu cầu trong hồ sơ,

  • Doanh nghiệp có thể chọn giữa hai hình thức nộp hồ sơ: gửi hồ sơ bằng giấy trực tiếp tại bộ phận Một cửa – tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư – nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc nộp hồ sơ thông qua trang trực tuyến của Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, tại Hà Nội, TPHCM, và Bình Dương, chỉ chấp nhận hồ sơ nộp trực tuyến.
  • Quá trình giải quyết hồ sơ mất từ 3 đến 5 ngày làm việc, tính từ ngày nộp hồ sơ.
  • Theo quy định tại Điều 37 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP, mức lệ phí đề nghị xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là 100.000 đồng, áp dụng cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp khi nộp hồ sơ thành lập công ty.

Những việc cần làm sau khi thành lập công ty tư vấn du học

Những việc cần làm sau khi thành lập công ty
Những việc cần làm sau khi thành lập công ty

Sau khi đã hoàn thành và được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp muốn hoạt động trong lĩnh vực tư vấn du học cần hoàn thành thêm các bước bao gồm:

  • Làm biển hiệu công ty và đặt nó tại vị trí trụ sở chính hoặc trung tâm tư vấn du học: Điều này giúp công ty tạo thương hiệu và thông tin liên hệ của công ty dễ dàng tìm thấy cho khách hàng và đối tác.
  • Mua chữ ký số và đăng ký tài khoản thuế điện tử: Chữ ký số và tài khoản thuế điện tử là cần thiết để thực hiện các thủ tục thuế và giao dịch điện tử với các cơ quan chính phủ.
  • Thực hiện nộp hồ sơ khai thuế ban đầu và tờ khai lệ phí môn bài cho Cơ quan thuế quản lý: Để đảm bảo tuân thủ các quy định thuế, bạn cần nộp hồ sơ thuế ban đầu và các lệ phí môn bài cần thiết cho cơ quan thuế địa phương.
  • Tiến hành mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp và thông báo số tài khoản ngân hàng với Cơ quan thuế: Tài khoản ngân hàng là cần thiết để quản lý tài chính của công ty, và việc thông báo số tài khoản cho cơ quan thuế cũng là bước quan trọng trong quản lý thuế.
  • Góp đủ số vốn điều lệ theo như đã đăng ký vào tài khoản ngân hàng trong vòng 90 ngày kể từ ngày có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Điều này là phần quan trọng của việc thi hành điều lệ công ty và đảm bảo rằng bạn tuân theo các quy định về vốn điều lệ.
  • Thông báo phát hành hóa đơn điện tử trong trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng hóa đơn: Nếu bạn dự định phát hành hóa đơn cho các dịch vụ của mình, bạn cần đăng ký hóa đơn điện tử theo quy định của cơ quan thuế.
  • Đăng ký bảo hiểm cho nhân viên công ty: Nếu bạn có nhân viên làm việc cho công ty, bạn cần đảm bảo rằng họ được bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

Một số câu hỏi thường gặp khi thành lập công ty du học

Một số câu hỏi thường gặp khi thành lập công ty tư vấn du học
Một số câu hỏi thường gặp khi thành lập công ty tư vấn du học

Mở trung tâm tư vấn du học cần đáp ứng những điều kiện gì?

Để kinh doanh dịch vụ tư vấn du học hoặc mở trung tâm tư vấn du học, cần tuân theo ba điều kiện sau:

Thành lập công ty và nộp hồ sơ xin đăng ký ngành nghề tư vấn du học.
Những yêu cầu cơ bản đối với đội ngũ nhân sự:
  • Đạt trình độ đại học trở lên.
  • Có khả năng sử dụng ít nhất một ngoại ngữ từ bậc 4 trở lên, được đánh giá theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và tương đương.
  • Sở hữu chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
​Có cơ sở và trang thiết bị đủ điều kiện tiên tiến, đủ điều kiện để phục vụ hiệu quả cho hoạt động tư vấn du học.

Thành lập công ty tư vấn du học cần làm việc với những cơ quan thẩm quyền nào?

Để thành lập công ty tư vấn du học, doanh nghiệp cần phải liên hệ và làm việc với hai cơ quan sau:

  1. Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh/thành phố nơi mà doanh nghiệp có trụ sở chính: để tiến hành xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  2. Sở Giáo dục và Đào tạo của tỉnh/thành phố mà công ty dự định thực hiện hoạt động tư vấn du học: để tiến hành xin giấy phép kinh doanh dịch vụ tư vấn du học tại

Thành lập công ty tư vấn du học có cần vốn tối thiểu là 500 triệu?

  • Theo quy định tại Điều 8, Khoản 1 của Luật Doanh nghiệp năm 2020, khi thành lập công ty tư vấn du học có cần vốn tối thiểu là 500 triệu để đảm bảo doanh nghiệp có thể chi trả được cho các rủi ro.

Hồ sơ xin giấy phép tư vấn du học yêu cầu những giấy tờ gì?

Trong hồ sơ xin giấy phép tư vấn du học yêu cầu gồm có:

  1. Một bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học,
  2. Bản sao có công chứng của giấy chứng nhận hoàn tất đăng ký doanh nghiệp
  3. Danh sách các nhân viên có tham gia trực tiếp vào tư vấn du học

Giám đốc trung tâm tư vấn du học có cần bằng cấp không?

  • Đối với trường hợp không tham gia trực tiếp vào quá trình tư vấn du học, pháp luật hiện hành không yêu cầu nào về bằng cấp đối với giám đốc trung tâm tư vấn du học nếu như họ
  • Đối với những trường hợp trực tiếp tham gia vào quá trình tư vấn du học: giám đốc trung tâm có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực này sẽ là một thuận lợi lớn mang lại thành công cho hoạt động kinh doanh tư vấn du học.

Trên đây là toàn bộ giải đáp cho những thắc mắc về quy trình, thủ tục và điều kiện để thành lập một công ty tư vấn du học. Nếu bạn có thêm bất cứ thắc mắc hay có nhu cầu cần sử dụng dịch vụ, hay liên hệ ngay với Luật Tân Hoàng để được tư vấn và giải đáp hoàn toàn miễn phí ngay nhé.

Banner footer