Trong thời gian gần đây, Luật Tân Hoàng nhận được nhiều thắc mắc của khách hàng về việc muốn thành lập doanh nghiệp cần đảm bảo những điều kiện gì. Trong bài viết ngày hôm nay, đội ngũ luật sư của chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết các điều kiện thành lập doanh nghiệp. Các bạn có thể theo dõi bài viết để cập nhật những thông tin mới nhất!
Điều kiện thành lập doanh nghiệp là gì?
- Điều kiện thanh lap doanh nghiep được hiểu là những quy định hoặc yêu cầu mà doanh nghiệp cần phải đáp ứng đúng và đủ để thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh. Đó có thể là các quy định pháp lý, tài chính, hành chính cùng nhiều yếu tố khác nhằm đảm bảo tính hợp pháp và tuân thủ của doanh nghiệp đối với pháp luật.
Các điều kiện chung khi thành lập công ty, doanh nghiệp
Nhìn chung, đa số các công ty, doanh nghiệp khi thành lập đều phải đảm bảo 6 điều kiện dưới đây!
1. Điều kiện về vốn điều lệ và vốn pháp định
- Khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.”
- Ngoại trừ các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định thì hiện nay Luật Doanh nghiệp không quy định về mức vốn tối thiểu cho các doanh nghiệp khi thành lập. Tuy nhiên, vốn điều lệ được hiểu chung là toàn bộ tải sản mà các chủ sở hữu công ty, thành viên công ty góp vào. Do đó, doanh nghiệp cần phải dựa vào tình hình thực tế và số vốn chắc chắn có thể góp để đăng ký mức vốn điều lệ sao cho phù hợp.
- Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp bắt buộc phải góp đủ số vốn điều lệ đã đăng ký. Nếu quá thời hạn 90 ngày mà vẫn không góp đủ vốn thì trong vòng 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn, doanh nghiệp bắt buộc phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ.
2. Điều kiện về chủ thể thành lập doanh nghiệp
Đây cũng là một trong những điều kiện thành lập doanh nghiệp quan trọng, bắt buộc các công ty phải tuân thủ. Theo đó, khoản 1, 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định, tất cả tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập, góp vốn thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam trừ những trường hợp sau:
- Tổ chức không có tư cách pháp nhân;
- Người chưa đủ 18 tuổi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân Việt Nam; trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
- Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị toà án cấm hành nghề kinh doanh;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.
3. Điều kiện thành lập doanh nghiệp – điều kiện về ngành nghề kinh doanh
Các công ty, doanh nghiệp được quyền đăng ký kinh doanh các ngành, nghề mà luật pháp Việt Nam không cấm. Tuy nhiên, các ngành, nghề này phải nằm trong danh sách mã ngành kinh tế Việt Nam hoặc được quy định cụ thể tại văn bản pháp luật chuyên ngành. Đối với các ngành, nghề có điều kiện, công ty, doanh nghiệp cần đáp ứng được các điều kiện của từng ngành nghề theo quy định.
4. Điều kiện về tên doanh nghiệp
Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về điều kiện thành lập doanh nghiệp về tên như sau:
“1. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
- Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
- Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
- Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.”
- Ngoài ra, doanh nghiệp không được đặt tên trùng hoặc dễ gây nhầm lẫn với tên các doanh nghiệp khác. Tuyệt đối không đặt tên doanh nghiệp theo tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội hoặc đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.
5. Điều kiện về trụ sở doanh nghiệp
Điều kiện thành lập doanh nghiệp về trụ sở cần phải thỏa mãn với quy đinh tại điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 6 Luật Nhà ở 2014. Cụ thể như sau:
- Trụ sở doanh nghiệp phải có địa chỉ rõ ràng, cụ thể từ số nhà, ngách, hẻm, ngõ, phố hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Tuyệt đối không được đặt trụ sở doanh nghiệp tại địa chỉ là nhà tập thể hoặc căn hộ chung cư.
6. Điều kiện về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp như sau:
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.
- Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam.Khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
- Người đại diện vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác hoặc chết, mất tích, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty.
- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên, nếu có thành viên là cá nhân làm người đại diện theo pháp luật của công ty chết, mất tích, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thì thành viên còn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của công ty cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên về người đại diện theo pháp luật của công ty.
Các điều kiện riêng cho từng loại hình doanh nghiệp
Bên cạnh những điều kiện thành lập doanh nghiệp chung, tùy theo từng loại hình doanh nghiệp mà sẽ có thêm một số điều kiện riêng. Cụ thể như sau:
- Công ty TNHH 1 thành viên: Chủ sở hữu bắt buộc chỉ là 1 là cá nhân hoặc tổ chức. Chủ sở hữu có thể đồng thời là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
- Thành lập Cty cổ phần: Cổ đông sáng lập tối thiểu phải có 3 người và không giới hạn số lượng cổ đông tối đa.
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Số lượng thành viên góp vốn thành lập doanh nghiệp phải có từ 2 đến 50 thành viên là cá nhân hoặc tổ chức.
- Công ty hợp danh: Có ít nhất 2 thành viên chủ sở hữu công ty, ngoài thành viên hợp danh còn có thể có thành viên góp vốn; thành viên hợp danh phải là cá nhân và không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân khác, trong trường hợp chưa được sự nhất trí của thành viên hợp danh còn lại thì thành viên hợp danh kia không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác.
- Điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân: Chủ doanh nghiệp là cá nhân và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình với hoạt động của công ty; Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh hay thành viên hợp danh của công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân không được mua cổ phần, góp vốn thành lập trong công ty hợp danh, công ty cổ phần hay công ty TNHH.
Trên đây là tổng hợp các điều kiện thành lập doanh nghiệp chung và riêng mà Luật Tân Hoàng đã chia sẻ đến các bạn. Nếu muốn tư vấn thêm về các dịch vụ thành lập công ty, thủ tục thành lập công ty tnhh, doanh nghiệp bạn đừng quên để lại thắc mắc để được đội ngũ luật sư của Tân Hoàng tư vấn chi tiết! Trân trọng
Bài viết liên quan khác
Danh sách các ngành nghề kinh doanh không điều kiện mới nhất
Quy định và các mẫu giấy chứng nhận mã số thuế liên quan
Quy trình, điều kiện, thủ tục thành lập công ty giáo dục mầm non
Điều kiện và Thủ tục xin giấy phép thành lập công ty cầm đồ
Thành lập công ty đấu giá tài sản điều kiện và các thủ tục liên quan
Tư vấn thủ tục thành lập công ty cho thuê tài chính
Thành lập công ty tiếng anh theo luật doanh nghiệp mới nhất
Tìm Hiểu Quy Trình Thành Lập Công Ty Thương Mại Đơn Giản