Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có nhiều thành viên và quản lý tổ chức khá phức tạp. Nếu muốn trở thành thành viên của hội đồng quản trị công ty cổ phần thì cần những điều kiện nào, quy định pháp luật ra sao,… Cùng Luật Tân Hoàng Invest tìm hiểu trong bài viết sau.
Hội đồng quản trị là gì?
- Theo Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020, hội đồng quản trị công ty cổ phần được hiểu như sau: “Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ các quyền và nghĩa vụ thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông”.
Đặc điểm của hội đồng quản trị
- Số thành viên trong Hội đồng quản trị (HĐQT) được quy định phải từ 3 thành viên trở lên và không quá 11 thành viên. Số lượng cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
- Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không quá 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Một cá nhân chỉ được bầu làm thành viên độc lập Hội đồng quản trị của một công ty không quá 02 nhiệm kỳ liên tục
Vai trò hội đồng quản trị trong công ty cổ phần
Vai trò của hội đồng quản trị của công ty cổ phần là bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu, thực hiện việc kiểm soát hoạt động của bộ máy quản lý và điều hành doanh nghiệp
- Vai trò quản lý công ty của Hội đồng quản trị được thể hiện như: quyết định bổ nhiệm Giám đốc, Tổng Giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc, quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của pháp luật; quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ, quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác
- HĐQT của công ty cổ phần sẽ đóng vai trò giống như người giám sát. Với nhiệm vụ giảm bớt nguy cơ lạm dụng quyền hạn của những người quản lý, điều hành. Đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng cho cổ đông, đặc biệt là những cổ đông nhỏ.
Quyền hạn và nghĩa vụ của hội đồng quản trị công ty cổ phần
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 153 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định về quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị, cụ thể như sau:
- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và tham gia xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty.
- Đề xuất loại cổ phần và số cổ phần được quyền chào bán của từng loại
- Được quyền tự quyết bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại.
- Quyết định thêm vốn bằng các hình thức khác
- Quyết định giá bán cổ phần và trái phiếu của công ty ra ngoài thị trường
- Quyết định mua lại cổ phần theo quy định pháp luật tại điều 133 Luật Doanh nghiệp 2020
- Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn mà pháp luật đã quy định
- Quyết định phương hướng phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ
- Bầu cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch HĐQT; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với Giám đốc/ Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác của Điều lệ công ty quy định
- Quyết định về tiền lương, quyền lợi của những người quản lý
- Cử người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông ở tổ chức, doanh nghiệp khác.
- Giám sát, chỉ đạo Giám đốc/ Tổng giám đốc và người quản lý khác trong việc điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty
- Quyết định thành phần tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty
- Quyết định thanh lap cong ty con, công ty thành viên, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần công ty khác.
- Phê duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc xin ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định
- Có nhiệm vụ báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội cổ đông
- Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định được thời hạn và hình thức trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình hoạt động
- Kiến nghị về việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty
Quy định dành cho thành viên hội đồng quản trị
Tiêu chuẩn của thành viên
Các tiêu chuẩn của thành viên được nêu rõ tại khoản 1 điều 155 Luật Doanh nghiệp năm 2020 như sau:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, thuộc đối tượng được quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 điều 17 của Luật Doanh nghiệp 2020: “người đủ từ 18 tuổi trở lên được xác định là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ trừ các trường hợp bị mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi”.
- Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và không nhất thiết phải là cổ đông của công ty, ngoại trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác
- Đối với công ty con mà Nhà Nước nắm giữ 50% vốn điều lệ thì thành viên HĐQT công ty cổ phần không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh/ chị/ em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Giám đốc/ Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty; không được là người có sự liên quan đến người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ.
Thành viên độc lập
Khi thành lập cty cổ phần được tổ chức theo mô hình quy định tại khoản 1 Điều 137 Luật doanh nghiệp 2020, đó là: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc thì ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập.
Muốn trở thành thành viên độc lập, các cá nhân cần đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện sau:
Muốn trở thành thành viên độc lập, các cá nhân cần đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện sau:
- Không phải là người đang làm việc cho công ty, công ty con của công ty mẹ
- Không phải là người đã từng làm việc cho công ty, công ty con của công ty mẹ ít nhất 3 năm liền trước đó
- Không phải là người đang hưởng lương từ công ty, trừ các khoản phụ cấp mà thành viên HĐQT được hưởng theo quy định
- Không phải là vợ/chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị em ruột là cổ đông lớn của công ty
- Không phải là người quản lý của công ty hoặc công ty con của công ty
- Không phải là người trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu tối thiểu 1% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của công ty
- Không phải là người đã từng làm thành viên HĐQT, Ban kiểm soát công ty tối thiểu trong 5 năm liền trước đó.
Miễn nhiễm và bãi nhiệm thành viên HĐQT công ty cổ phần
Các trường hợp miễn nhiệm, bãi nhiệm, thay thế thành viên Hội đồng quản trị?
Căn cứ vào điều 160 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về miễn nhiệm và bãi nhiệm thành viên HĐQT như sau: “1. Đại hội đồng cổ đông miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị trong trường hợp sau:
Căn cứ vào điều 160 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về miễn nhiệm và bãi nhiệm thành viên HĐQT như sau: “1. Đại hội đồng cổ đông miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị trong trường hợp sau:
- Không có đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định tại Điều 155 của Luật này;
- Có đơn từ chức và được chấp thuận;
- Trường hợp khác quy định tại Điều lệ công ty.
- Đại hội đồng cổ đông bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị trong trường hợp sau đây:
- Không tham gia các hoạt động của Hội đồng quản trị trong 06 tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng;
- Trường hợp khác quy định tại Điều lệ công ty.
- Khi xét thấy cần thiết, Đại hội đồng cổ đông quyết định thay thế thành viên Hội đồng quản trị; miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị ngoài trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
- Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông để bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị trong trường hợp sau đây:
- Số thành viên Hội đồng quản trị bị giảm quá một phần ba so với số quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp này, Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày số thành viên bị giảm quá một phần ba;
- Số lượng thành viên độc lập Hội đồng quản trị giảm xuống, không bảo đảm tỷ lệ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 137 của Luật này;
- Trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này, Đại hội đồng cổ đông bầu thành viên mới thay thế thành viên Hội đồng quản trị đã bị miễn nhiệm, bãi nhiệm tại cuộc họp gần nhất”.
Về miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị.
- Về cơ bản, pháp luật vẫn trao quyền cho công ty cổ phần quyết định về các trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đông quản trị và phải được thể hiện trong Điều lệ công ty, vì vậy về cơ bản, nếu theo luật định thì có hai trường hợp cụ thể: – Một là không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện là thành viên Hội đồng quản trị. Đây là nội dung quan trọng để lựa chọn ra những cá nhân có đủ năng lực đảm nhiệm trách nhiệm, vai trò của Hội đồng quản trị, trong đó, vừa có điều kiện chung vừa có điều kiện riêng.
- Hai là, có đơn từ chức và được chấp thuận. Đây là trường hợp miễn nhiệm khá đặc biệt xuất phát từ ý chí của thành viên và được chủ thể có thẩm quyền chấp thuận. Lí do từ chức có thể khác nhau, phù thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh thực tế.
Về bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị.
Cũng giống như miễn nhiệm, bãi nhiệm cũng được pháp luật trao quyền cho công ty quyết định và ghi nhận trong Điều lệ công ty, Điều 160 chỉ nêu ra trường hợp cụ thể nhất đó là: Không tham gia các hoạt động của Hội đồng quản trị trong 06 tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng.
Cũng giống như miễn nhiệm, bãi nhiệm cũng được pháp luật trao quyền cho công ty quyết định và ghi nhận trong Điều lệ công ty, Điều 160 chỉ nêu ra trường hợp cụ thể nhất đó là: Không tham gia các hoạt động của Hội đồng quản trị trong 06 tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng.
Cách thức làm việc của Hội đồng quản trị công ty cổ phần
- Hội đồng quản trị thông qua quyết định thông qua biểu quyết tại cuộc họp
- Lấy ý kiến thông qua văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định
- Mỗi thành viên HĐQT sở hữu một phiếu biểu quyết. Khi thực hiện chức năng, quyền và nghĩa vụ, các thành viên trong HĐQT tuân thủ đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết của Đại hội cổ đông.
- Trong trường hợp nghị quyết do hội đồng quản trị thông qua trái với quy định của pháp luật hoặc Điều lệ công ty gây tổn thất cho công ty thì các thành viên tán thành thông qua nghị quyết đó sẽ cùng cho liên đới và chịu trách nhiệm cá nhân về nghị quyết đó. Đồng thời phải đền bù tổn thất cho công ty. Các thành viên phản đối thông qua nghị quyết nói trên không cần chịu trách nhiệm và cổ đông sở hữu cổ phần của công ty liên tục trong ít nhất 1 năm có quyền được yêu cầu HĐQT đình chỉ thực hiện nghị quyết nói trên.
Bài viết trên là tất cả những thông tin bạn cần biết về hội đồng quản trị công ty cổ phần. Nếu có vấn đề gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay tới Luật Tân Hoàng Invest thông qua hai nền tảng gồm website: https://luattanhoang.com/ và fanpage Luật Tân Hoàng Invest nhé! Trân trọng!
Bài viết liên quan khác
Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch đầu tư tại các quận huyện
Doanh Nghiệp Tư Nhân Là Gì? Tổng quan pháp lý về loại hình doanh nghiệp này
Doanh nghiệp nhà nước là gì vai trò và tầm quan trọng với nền kinh tế
Trách nhiệm pháp lý là gì? các đặc điểm và phân loại của nó
Điều kiện để được công nhận tư cách pháp nhân là gì?
Ý nghĩa và nội dung của ngày pháp luật việt nam 09/11
Mẫu hợp đồng lao động 2024 chuẩn theo Bộ luật Lao động mới nhất
Pháp lý doanh nghiệp là gì và tại sao nó quan trọng